Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Phương pháp học tập

SINH VIÊN Y KHOA ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO CHO CÓ HIỆU QUẢ?16/05/2017 04:34:03

ĐỌC có hiệu quả, nghĩa là hiểu và nhớ được bền lâu.

Đã thành nguyên tắc, đối với Sinh viên Đại học thì việc học của họ để có kiến thức là phải ĐỌC tài liệu hoặc sách là chủ yếu. Vai trò của thầy là soạn bài giảng mà trong đó nêu ra mục tiêu học tập, những bàì tập yêu cầu SV chuẩn bị trước khi nghe thầy giảng và giới thiệu cho SV những tài liệu hoặc sách có liên quan tới bài sắp được giảng để SV chuẩn bị trước bằng cách tìm sách hoặc tài liệu đọc trước khi dự lớp.
Trước hết, các em SV nên nhận biết rằng đọc KHÔNG phải để nhớ hết từng từ một trong tài liệu đó, mà đọc là để rút ra được những ý chính và nhớ cho chắc để rồi từ đó bạn có thể khai triển thành nội dung bạn cần hiểu rõ hoặc nắm vững kiến thức sao cho bất cứ lúc nào bạn cần về vấn đề đó thì bạn sẽ có thể “lấy ra” từ bộ nhớ của bạn mà dùng. Nói cách khác không đọc có hiệu quả hoặc chưa biết cách đọc thì kiến thức hạn chế và sẽ không thể nhớ được. Vậy đọc như thế nào để nhớ bền, nhớ lâu, để có khả năng lí giải logic, tìm ra quan hệ một vấn đề với nhiều vấn đề khác.

Chúng ta cùng nhau tham khảo tài liệu hướng dẫn đọc có hiệu quả như sau nhé:

Có 2  yêu cầu:

  1. Nếu là sách hoặc một tập tài liệu thì bạn nên đọc qua mục lục để tìm đến chương bạn cần đọc hoặc tìm đến INDEX ở cuối cuốn sách để tra từ những khóa bạn muốn tìm tới những nội dung của nó. 
  2. Nếu là tạp chí hoặc là giáo trình thì bạn sẽ đọc tóm tắt hoặc lời giới thiệu ở trang đầu tiên.

Gồm 6 bước:

  • Bước 1: Đọc lướt nội dung bằng cách lật nhanh qua các trang trong tài liệu đó chỉ để đọc tên của chương, những đề mục trong mỗi chương và những cụm từ cốt yếu in đậm nếu có. Đừng vội để nhớ mà chỉ cần nắm được những điểm khái quát chung sẽ phải đọc đến nó. Ghi vào sổ tay những tiêu đề nào trong tài liệu đó bạn cần đọc và trang nào trong cuốn sách đó cần tìm đến. Thời gian cần cho thủ tục này là không quá 5 phút. 
  • Bước 2: Liệt kê ra những thông tin hoặc kiến thức bạn cần biết và những mục nào quan trọng nhất bằng cách vẽ ra một sơ đồ tư duy (dạng cây hoặc xâu chuỗi) lên sổ tay rồi lần lượt ghi cụm từ khóa rút ra từ một hoặc vài trang sách mà bạn đã chọn ra để đọc, rồi khai triển tiếp thành các nhánh chính và mỗi nhánh chính sẽ thành những nhánh nhỏ hơn mà trên đó là những từ khóa hoặc để mục tóm tắt của từng đoạn của tài liệu bạn cần đọc. 
  • Bước 3: Đặt câu hỏi và cùng lúc phối hợp cả việc đưa ra những ví dụ hoặc đặt những câu hỏi mà chỉ tập trung vào nội dung của từng phần bạn cho rằng cần phải đọc để nhớ. Hình thức bôi đậm hoặc gạch đít vào những câu hỏi, những đề mục mà bạn cho là quan trọng nhất cũng là cách giúp bạn in đậm vào đầu những ý cần nhớ. 
  • Bước 4: Đọc kỹ, nghĩa là quay trở lại đọc chi tiết từng đoạn. Trong khi đọc bạn nhớ nên tạo ra mối liên hệ, tính tương tự để kết nối những thông tin mới với những điều mà bạn đã biết, chụp được vào đầu những hình ảnh hoặc sơ đồ sẵn có trên tài liệu đó vào đầu bạn bằng cách vẽ ra vở nháp rồi hiểu chi tiết từng ý một trong sơ đồ đó. 
  • Bước 5: Tóm tắt nội dung đã đọc được một cách có hệ thống nghĩa là thu thập chọn lọc những ý chính và xếp theo thứ tự. 
  • Bước 6: Ôn lại những gì đã đọc.

Dựa vào bảng tóm tắt ở Bước 5 để ngẫm trong đầu tất cả những ý chính mà bạn đã đọc rồi triển khai chi tiết lượng kiến thức từ mỗi ý chính. Nếu bạn cảm thấy bộ nhớ của mình phát ra chưa trôi chảy thì hãy quay trở lại xem nội dung bạn đã ghi vào vở và tìm đọc lại cả những nội dung trong đề mục mà bạn đã chọn ra từ tài liệu hoặc sách đã đọc trước đó. Cách làm này sẽ củng cố vùng nhớ trong não của bạn về mảng kiến thức này bền hơn, nghĩa là lặp lại nhiều lần thì dứt khoát sẽ nhớ dai hơn bền hơn chỉ mới vài lần. Ôn lại cũng sẽ giúp bạn có thể lấy lượng kiến thức đó ra ngay bất cứ khi nào bạn cần. Cũng thế, bạn cũng sẽ biết những điều gì ban đã học là quan trọng, những thông tin nào là phụ và kiến thức nào có liên quan bạn cần biết sâu hơn. 

                                                                                                                                                           

                                                                                                                                     GV. Tô Thị Liên

                                                                                                                                     Nguồn trích dẫn: Tài liệu Y khoa miễn phí