Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Tài liệu học tập

BÓ BỘT CÁNH - CẲNG - BÀN TAY17/10/2018 22:49:19

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Bột Cánh- cẳng- bàn tay là bột bó từ vai đến bàn tay.

- Trên: được giới hạn bởi phía ngoài là cực trên cơ Delta (ôm lấy cơ

Delta), phía trong là dưới hõm nách 1-2 cm (để khi khép vai, mép bột không làm

đau nách).

- Dưới: được giới hạn bởi khớp bàn ngón (tương tự như bột Cẳng-bàn

tay).

2. Bột Cánh- cẳng- bàn tay thường ở tư thế cơ năng (khuỷu gấp 90o

), 1 vài trường hợp bột để tư thế duỗi (gẫy trên lồi cầu xương cánh tay di lệch ra trước,

vỡ mỏm khuỷu, sau mổ đục xương sửa trục do vẹo khuỷu, sửa trục 1/3 trên cẳng

tay...).

3. Trong 1 số trường hợp, có thể bó bột Cánh- cẳng- bàn tay ôm vai để giữ chắc

hơn (3 mặt: trước, ngoài và sau vai được phủ kín bột, tương tự như giới hạn đầu

trên của bột Ôm gối ở chân).

II. CHỈ ĐỊNH BÓ BỘT CÁNH - CẲNG - BÀN TAY

1. Gẫy xương cẳng tay ở mọi vị trí (gẫy 1 hoặc 2 xương cẳng tay, gẫy mỏm

khuỷu, mỏm vẹt, đài quay, chỏm quay, đầu dưới 2 xương cẳng tay...). Riêng gẫy

đầu dưới 1 trong 2 xương cẳng tay, gẫy mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ có thể bó

bột Cẳng-bàn tay cũng được.

2. Gẫy trên lồi cầu xương cánh tay hoặc gẫy liên lồi cầu xương cánh tay.

3. Trật khớp khuỷu đã nắn.

4. Các tổn thương khác vùng khuỷu (chạm thương, bong gân, tổn thương dây

chằng, vết thương thấu khớp khuỷu đã XỬ TRÍ phẫu thuật...).

5. Các tổn thương viêm nhiễm ở cẳng tay và vùng khuỷu (viêm xương cẳng tay

chưa có chỉ định mổ, lao khớp khuỷu).

6. Sau 1 số trường hợp phẫu thuật vùng cẳng tay, vùng khuỷu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH (tương tự như với bó bột Cẳng-bàn tay)

1. Gẫy hở xương độ II theo Gustilo trở lên chưa được XỬ TRÍ phẫu thuật.

2. Gẫy xương có kèm đụng dập nặng phần mềm.

3. Có tổn thương mạch máu hoặc thần kinh, hội chứng chèn ép khoang.

IV. CHUẨN BỊ

1. Ngƣời thực hiện

cchuyên khoa xương: 3-4 người, chuyên khoa gây mê: 02 (khi người bệnh

cần gây mê).

2. Phương tiện 

- 01 bàn nắn thông thường, tốt nhất như kiểu bàn mổ (chắc, nặng, để khi

kéo nắn bàn không bị chạy). Ở nơi không có điều kiện, có thể dùng bàn sắt, bàn

gỗ, nhưng chân bàn phải được cố định chắc xuống sàn nhà. Bàn kéo nắn cần có

các mấu ngang để mắc các đai đối lực khi kéo nắn.

- Đai đối lực: bằng vải mềm, dai, to bản (như kiểu quai ba lô) để tránh gây

tổn thương cho da khi kéo nắn.

- Thuốc tê hoặc thuốc mê: số lượng tùy thuộc người bệnh là trẻ em hay

người lớn, trọng lượng người bệnh. Kèm theo là dụng cụ gây tê, gây mê, hồi sức

(bơm tiêm, cồn 70o

, thuốc chống sốc, mặt nạ bóp bóng, đèn nội khí quản...).

- Bột thạch cao chuyên dụng: với người lớn cần 2-3 cuộn cỡ 15 cm và 3-4

cuộn cỡ 10 cm là đủ (kể cả 1 phần trong đó dùng để rải thành nẹp bột, trẻ em

dùng ít hơn tùy theo tuổi). Ở những tuyến có điều kiện, tốt nhất là dùng loại bột

đóng gói sẵn. Ở những nơi không có điều kiện, sử dụng bột tự sản xuất cũng tốt,

với điều kiện bột sản xuất ra không để quá lâu, bột sản xuất quá lâu sẽ bị bão

hòa hơi nước, không đảm bảo độ vững chắc nữa, bột bó xong sẽ nhanh rã, nhanh

hỏng.

- Giấy vệ sinh, bông cuộn hoặc bít tất vải xốp mềm để lót (jersey). Lưu ý,

nếu dùng giấy vệ sinh, có thể gây dị ứng da người bệnh. Ở những nước phát

triển, người ta thường dùng jersey, rất tiện lợi, vì nó có độ co giãn rất tốt, không

gây chèn ép và có thể dùng cho nhiều kích cỡ chân tay to nhỏ khác nhau.

- Dây rạch dọc (dùng cho bột cấp cứu, khi tổn thương 7 ngày trở lại):

thường dùng một đoạn băng vải có độ dài vừa phải, vê săn lại để đảm bảo độ

chắc là đủ, không cần dây chuyên dụng.

- Dao hoặc cưa rung để rạch dọc bột trong trường hợp bó bột cấp cứu (tổn

thương trong 7 ngày đầu). Nếu dùng dao rạch bột, dao cần sắc, nhưng không nên

dùng dao mũi nhọn, đề phòng lỡ tay gây vết thương cho người bệnh (mặc dù tai

biến này rất hiếm gặp). Nếu dùng cưa rung để rạch bột, cần lưu ý phải chờ cho

bột khô hẳn mới làm, vì cưa rung chỉ cắt đứt các vật khô cứng, cũng chính vì thế

chúng ta không lo ngại cưa rung làm rách da người bệnh, có chăng, nên cẩn thận

khi cưa bột mà ngay ở dưới lưỡi cưa là các mấu xương (ví dụ các mắt cá, xương

bánh chè...).

- Nước để ngâm bột: đủ về số lượng để ngâm chìm hẳn các cuộn bột. Lưu

ý, mùa lạnh phải dùng nước ấm, vì trong quá trình bột khô cứng sẽ tiêu hao một

nhiệt lượng đáng kể làm nóng bột, có thể làm hạ thân nhiệt người bệnh, gây cảm

lạnh. Nước sử dụng ngâm bột phải được thay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh

và tránh hiện tượng nước có quá nhiều cặn bột ảnh hưởng đến chất lượng bột.

- 1 cuộn băng vải hoặc băng thun, để băng giữ ngoài bột, khi việc bó bột

và rạch dọc bột đã hoàn thành.

3. Người bệnh 

- Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương, nhất là những tổn

thương lớn có thể gây tử vong trong quá trình nắn bó bột (chấn thương sọ não,

chấn thương ngực, vỡ tạng đặc,vỡ tạng rỗng...).

- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ

thuật, để người bệnh khỏi bị bất ngờ, động viên để họ yên tâm, hợp tác tốt với

thầy thuốc. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.

- Được vệ sinh sạch sẽ vùng xương gẫy, cởi hoặc cắt bỏ tay áo bên tay

gẫy.

- Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, tránh nôn sặc

hoặc hiện tượng trào ngược (1 biến chứng rất nguy hiểm dẫn đến tử vong tức

khắc).

4. Hồ sơ

Ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, cách xử trí, dặn dò, hẹn khám

lại. Với người bệnh gây mê cần có giấy cam kết chấp nhân thủ thuật, người bệnh

là người lớn trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo thì tự ký tên, người bệnh nặng và

trẻ em thì người nhà ký (cha hoặc mẹ, hoặc người bảo hộ hợp pháp).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BÓ BỘT CÁNH - CẲNG - BÀN TAY

Ở đây chỉ nêu cách bó bột, còn cách nắn sẽ xem ở các bài về điều trị gẫy cụ thể

cho từng loại xương gẫy.

1. Người bệnh

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, 1 đai vải đặt ở hõm nách. Đai vải đối lực

này được cố định chắc vào mấu của bàn nắn. Khuỷu tay gấp 90o

, cổ tay, bàn tay

ở tư thế cơ năng (ngón tay cái chỉ mũi). Trong trường hợp gẫy cẳng tay, có thể

đai vải đặt trên khuỷu để giữ xương tốt hơn để bó thì 1, đến khi bó thì 2 rời đai

lên nách hoặc tháo bỏ đai để bó tiếp.

- Kỹ thuật viên chính: đứng bên phía tay định bó bột của người bệnh. Trợ

thủ viên 1: một tay cầm vào 4 ngón tay dài của người bệnh, một tay đỡ vùng

khuỷu. Kỹ thuật viên chính sẽ là người trực tiếp bó bột. Trợ thủ viên 1 kéo giữ

tay người bệnh, trợ thủ viên 2 chạy ngoài (giúp việc). Với bó 2 thì trong gẫy

cẳng tay, trợ thủ 1 chỉ cần kéo đỡ bàn tay người bệnh, phần khuỷu đã có đai đối

lực kéo giữ.

2. Thực hiện kỹ thuật bó bột Cánh-cẳng-bàn tay gồm có các bước sau:

- Bước 1: Quấn giấy vệ sinh hoặc bông lót, hoặc lồng bít tất jersey và đặt

dây rạch dọc (tương tự như với bột Cẳng-bàn tay). Dây rạch dọc đặt phía trước

cánh-cẳng-bàn tay, đầu trên để thò dài, đầu dưới cài qua kẽ ngón 2-3, quặt lại

vòng qua ngón 3 để khỏi bị tuột khi rạch bột.

- Bước 2: Rải nẹp bột: nẹp từ vai đến khớp bàn-ngón.

- Bước 3: Quấn bột: quấn vòng tròn quanh tay và nẹp bột đã đặt từ trước,

quấn đều tay theo kiểu xoáy trôn ốc từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên cho

đến hết cuộn bột. Nếu thấy bột chưa đủ dày, vừa quấn bột vừa thả tiếp 1 cuộn

 

bột nữa vào chậu, lưu ý là nếu ngâm bột quá lâu hoặc quá vội mà vớt lên sớm

đều không tốt, thường thấy rằng, cuộn bột ngâm khi nào vừa hết sủi tăm là tốt.

Bó bột nên lăn đều tay, nhẹ nhàng, không tỳ ngón tay vào một vị trí của bột quá

lâu dễ gây lõm bột, quấn đến đâu vuốt và xoa đến đấy, độ kết dính sẽ tốt hơn,

bột sẽ nhẵn và đẹp. Thấy bột đã đủ dày, xoa vuốt, chỉnh trang cho bột nhẵn, đều

và đẹp. Cần bộc lộ mô cái để tập sớm (trừ 1 số trường hợp đặc biệt, bột ôm cả

mô cái và đốt 1 ngón cái như khi gẫy xương bàn 1, gẫy đốt 1 ngón 1). Gẫy cẳng

tay nên bó 2 thì: thì 1 bó Cẳng-bàn tay ôm khuỷu, đai vải đặt ngay trên khuỷu,

bó xong bột ôm khuỷu rồi bỏ đai đối lực bó tiếp thì 2. Gẫy xương quay, phải giữ

tay ở tư thế ngửa để chống lại lực co của các cơ sấp.

- Bước 4: Rạch dọc bột và băng giữ ngoài bột.

VI. THEO DÕI

1. Nặng: khi có tổn thương phối hợp, cần cho nhập viện theo dõi nội trú.

2. Nhẹ và vừa:

- Dặn dò kỹ và hướng dẫn người bệnh có thể tự theo dõi: sưng nề? Nhiệt

độ và mầu sắc ngón tay, vận động? Cảm giác? Tê bì? Trẻ em quấy khóc?...

- Hẹn khám lại trong 24 giờ đầu để XỬ TRÍ kịp thời các tai biến có thể

xảy ra.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Nhẹ nhất là sưng nề, rối loạn dinh dưỡng: nới bột, kê tay cao, thuốc chống nề.

2. Nặng hơn, có thể gặp: choáng do quá sợ hãi hoặc choáng do thuốc tê: chuyền

dịch, an thần, thuốc chống shock, hô hấp hỗ trợ (thở ô xy), bóp bóng...

3. Nặng nữa, có thể gặp: co thắt khí phế quản, trào ngược, ngừng thở, ngừng

tim: ngoài các động tác trên, cần hô hấp chỉ huy (đặt nội khí quản, mở khí quản),

hút đờm dãi, trợ tim, bóp tim ngoài lồng ngực...và nhanh chóng chuyển người

bệnh đến cơ sở cấp cứu cấp trên gần nhất.

Tài liệu:

1.http://dieuduongviet.com/bot-canh-cang-ban-tay_n58332_g828.aspx

                                                                                          Người sưu tầm: G.V Nguyễn Thị Thúy

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: