Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Tài liệu học tập

PHÒNG LÂY NHIỄM TRONG TIÊM VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM VỚI MÁU, DỊCH CƠ THỂ, VẬT SẮC NHỌN 15/01/2017 21:22:15

1. Định nghĩa tiêm an toàn

Mũi tiêm an toàn là mũi tiêm không gây hại cho người được tiêm, người tiêm, người thu gom chất thải và cộng đồng.

2. Phòng nhiễm khuẩn trong thực hành tiêm

2.1. Sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn:

a) Sử dụng bơm, kim tiêm vô khuẩn cho mỗi mũi tiêm bằng kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của bao, túi bơm kim tiêm đề phòng túi thủng hoặc nhiễm bẩn.

b) Trường hợp sử dụng bơm kim tiêm chuyên dụng, không có điều kiện sử dụng một lần rồi bỏ, thì bơm, kim tiêm phải được tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp theo hướng dẫn của Bộ Y tế (đảm bảo các chỉ số thời gian, phương pháp hấp và nhiệt độ).

2.2. Phòng nhiễm bẩn phương tiện tiêm và thuốc tiêm:

a) Chuẩn bị thuốc và phương tiện tiêm ở môi trường sạch, không bụi, vấy máu hoặc dịch.

b) Sử dụng thuốc tiêm một liều. Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều, cần sử dụng kim lấy thuốc vô khuẩn. Không để kim lấy thuốc lưu lọ thuốc. Bảo quản tốt lọ thuốc sử dụng nhiều lần: lưu trữ trong tủ lạnh không quá 24 giờ, dùng dụng cụ đậy chuyên dụng.

c) Nên chọn loại ống thuốc tiêm bẻ đầu hơn là loại ống thuốc phải cưa đầu bằng dao cưa.

2.3. Phòng ngừa thương tổn cho người nhận mũi tiêm

a) Kiểm tra sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống thuốc, lọ thuốc không đảm bảo chất lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử dụng)

b) Sử dụng, bảo quản và cất giữ thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất

c) Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn

2.4. Phòng ngừa tiếp cận với kim tiêm đã sử dụng

a) Đậy nắp và niêm phong hộp đựng vật sắc nhọn để vận chuyển tới nơi cất giữ. Không mở, làm rỗng, sử dụng lại hoặc đem bán.

b) Quản lý chất thải sắc nhọn bằng phương pháp hiệu quả, an toàn và môi trường thân thiện để bảo vệ mọi người khỏi bị phơi nhiễm với những phương tiện tiêm đã sử dụng.

3. Sắp xếp xe tiêm

3.1. Nguyên tắc sắp xếp xe tiêm:

Tùy điều kiện, bệnh viện có thể trang bị xe tiêm 2 tầng hoặc ba tầng, song việc sắp xếp xe tiêm phải đảm bảo nguyên tắc:

- Vệ sinh xe tiêm bằng lau vô khuẩn mặt xe tiêm trước khi sắp xếp dụng cụ bắt đầu một ca làm việc và lau toàn bộ xe khi kết thúc ca làm việc.

-  Sắp xếp dụng cụ ngăn nắp, thuận tiện để chống nhầm lẫn, đổ vỡ.

-  Sắp xếp đủ phương tiện tiêm.

3.2.Vệ sinh và sắp xếp xe tiêm

a) Xe tiêm được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm và sau khi sử dụng. Xe được lau bằng khăn sạch tẩm dung dịch sát khuẩn. Không để vết bẩn, hoen ố, rỉ sắt trên mặt xe. Các vật dụng được sắp xếp ngăn nắp, thẩm mỹ và thuận tiện cho các thao tác và tránh được nhầm lẫn. Có thể sử dụng xe tiêm 3 tầng hoặc 2 tầng, nhưng thuận tiện hơn cả nếu sử dụng xe tiêm hai tầng, có ngăn kéo dưới tầng 1. Xe tiêm cần được sắp xếp theo thứ tự sau đây:

+ Tầng 1 (trên cùng) đặt các phương tiện vô khuẩn và sạch, dụng cụ thường xuyên sử dụng như bơm kim tiêm, phương tiện sát khuẩn da, dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn, sổ thuốc.

+ Tầng 2 (hoặc ngăn kéo): chứa bơm kim tiêm, kim luồn, dây truyền dự trữ, găng tay, máy đo huyết áp, hộp thuốc (dịch truyền nếu là tầng II), hộp chống sốc.

+ Tầng cuối (hoặc thành xe thấp hơn tầng trên cùng hoặc tầng 2): đựng các hộp, túi chứa chất thải.

b) Phương tiện phục vụ cho mục đích, chỉ định tiêm:

+ Bơm, kim tiêm vô khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm. Kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của bao gói bơm kim tiêm, còn hạn dùng đề phòng túi thủng hoặc nhiễm bẩn trước khi đặt lên xe tiêm.

+ Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, hạn sử dụng, chất lượng của thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống thuốc, lọ thuốc không đảm bảo chất lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử dụng).

+ Ống nước cất pha thuốc tiêm sử dụng một lần.

+ Bông cồn sát khuẩn da: nên dùng miếng bông cồn (Alcohol Pads) sử dụng một lần. Cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol 70%. Hộp bông khô để chặn mũi kim, thấm máu (nếu có) sau tiêm.

+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn.

+ Dây garo (trường hợp tiêm, truyền tĩnh mạch).

+ Hộp chống sốc phản vệ: đủ cơ số, còn hạn dùng. Cơ số thuốc trong hộp cấp cứu  theo  Hướng  dẫn  xử  trí  sốc  phản  vệ  của  Bộ  Y  tế  (Adrenalin  1mg  x 2 ống; Hydrocortisone hemisuccinate 100 mg hoặc Methylprednisolon (Solumedron 40 mg hoặc Depersolon 30 mg) x 2 ống; Nước cất 10ml x 2 ống; 2 bơm tiêm 10ml, 2 bơm tiêm 1ml; dây ga rô; bông cồn sát khuẩn 1 lần; phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

c) Phương tiện phòng hộ: Căn cứ vào đánh giá nguy cơ để lựa chọn phương tiện phòng hộ thích hợp.

+ Găng tay: Mục đích mang (đeo) găng tay trong tiêm là dự phòng phơi nhiễm với máu và dịch tiết cho nhân viên y tế nên chỉ mang găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh, hoặc da tay của nhân viên y tế bị tổn thương (viêm da, thương tổn da, vết cắt, vết xước). Nếu da tay của nhân viên y tế bị tổn thương, cần băng phủ vết thương hoặc mang găng khi thực hiện quy trình tiêm;

+ Khẩu trang, kính bảo vệ mắt và các loại quần áo bảo vệ khác KHÔNG ĐƯỢC chỉ định sử dụng trong quy trình tiêm bắp, trong da, dưới da, tĩnh mạch ngoại biên. Tuy nhiên, trường hợp có nguy cơ bị phơi nhiễm do máu bắn và tiêm truyền tĩnh mạch trung tâm phải mang găng vô trùng và khẩu trang y tế. Trường hợp tiêm cho người bệnh mắc bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như Rubella, Sởi, lao phổi cần mang khẩu trang phòng lây truyền qua đường hô hấp.

d) Phương tiện đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu huỷ cuối cùng. Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn: thành và đáy cứng không bị xuyên thủng; có khả năng chống thấm; kích thước phù hợp; có nắp đóng mở dễ dàng; Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy; có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”; mầu vàng; có quai hoặc kèm hệ thống cố định; khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.

Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, nhưng trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.

Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy huỷ kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp đựng chất thải sắc nhọn (là một bộ phận trong thiết kế của máy huỷ, cắt bơm kim) phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng để có thể cọ rửa trước khi tái sử dụng.

4. Các phương thức phơi nhiễm nghề nghiệp và biện pháp phòng rủi ro do vật sắc nhọn cho nhân viên y tế

4.1. Các phương thức phơi nhiễm nghề nghiệp

- Vật sắc nhọn nhiễm khuẩn xuyên thấu da (kim tiêm-truyền, kim chọc dò, kim khâu, dao mổ...).

- Máu, dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương của NVYT khi làm thủ thuật (vết bỏng, da viêm loét từ trước; niêm mạc mắt, mũi, họng...).

- Da của NVYT bị xây xước tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh.4.2.Tai nạn do kim tiêm và biện pháp phòng

Tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của nhân viên y tế và làm cho nhân viên y tế đứng trước nguy cơ phơi nhiễm cao.

-  HBV (kim xuyên da)                22-40%

-  HCV (kim xuyên da)                10%

-  HIV (kim xuyên da)                0,3%

-  HIV (niêm mạc)                      0,09%

-  HIV  (da không lành lặn)      < 0,01%

Các biện pháp dự phòng cần thực hiện tại các cơ sở y tế là:

a)  Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin công cộng về nguy cơ của tiêm và khuyến khích giảm số lượng mũi tiêm không cần thiết. Sử dụng thuốc bằng đường uống khi có thể, lấy bệnh phẩm tập trung để tránh lấy máu nhiều lần.

b)  Sử dụng các thiết bị thay thế không kim để nối các phần của hệ thống đường truyền tĩnh mạch, hoặc sử dụng các loại kim luồn an toàn (đã và đang được sử dụng ở một số cơ sở y tế). Tuy nhiên các dụng cụ này có thể có chi phí cao hơn, song nếu sử dụng nhiều thì giá thành sẽ hạ. Chính sách của một số nhà cung cấp là hạ giá thành sản phẩm mũi kim an toàn bằng giá thành mũi kim thông thường để khuyến khích người sử dụng nhiều kéo theo giá thành sản phẩm hạ.

c)  Đào tạo NVYT cập nhật các kiến thức, thực hành tiêm an toàn và thận trọng khi làm các thủ thuật liên quan đến tiêm và xử lí các vật sắc nhọn khác.

d)  Hướng dẫn viên, những người thực hiện các thủ thuật phải luôn luôn cảnh giác những nguy cơ tổn thương khi tiến hành các thủ thuật và các dụng cụ sắc nhọn.

e)  Tránh chuyền tay các vật sắc nhọn và nhắc đồng nghiệp thận trọng mỗi khi chuyển vật sắc nhọn, đặt vật sắc nhọn vào khay để đưa cho đồng nghiệp.

f)  Bố trí bàn tiêm, bàn thủ thuật sao cho tất cả các dụng cụ đều trong tầm với của cả hai tay và phải chắc chắn là thùng thu gom

vật sắc nhọn được để gắn với xe tiêm, xe thủ thuật để giúp cô lập các vật sắc nhọn nhanh và an toàn.

g)  Sử dụng các phương tiện thu gom vật sắc nhọn đạt quy chuẩn: kháng thủng, không thấm nước, miệng đủ lớn để chứa các vật sắc nhọn và có nắp

h)  Không đậy nắp kim tiêm ngay cả trước và sau tiêm. Nếu cần phải đậy nắp, dùng kỹ thuật một tay “múc” để phòng ngừa tổn thương.

Trước tiên để nắp kim lên trên một mặt phẳng sau đó dùng một tay đặt đầu kim vào miệng nắp kim và từ từ luồn sâu kim vào nắp. Dùng tay kia siết chặt nắp kim.

i)  Để phòng ngừa rủi ro do kim đâm trong phẫu thuật, nên mang hai găng. Có thể áp dụng một số kỹ thuật thực hành an toàn như dùng kỹ thuật mổ ít xâm lấn nhất và dùng phương pháp đốt điện để rạch da thay cho dùng dao mổ, dùng kẹp để đóng vết mổ thay vì khâu da như kinh điển.

j) Không được để kim tiêm vương vãi ở ngoài môi trường. NVYT khi thấy các kim tiêm trên sàn nhà hoặc trên mặt đất trong bệnh viện cần phải dùng kẹp gắp và bỏ vào thùng kháng thủng để bảo vệ bản thân và những đồng nghiệp khác.

- Thực hiện đúng qui trình thu gom vận chuyển rác thải y tế, đặc biệt là lưu giữ, vận chuyển và tiêu hủy an toàn chất thải là vật sắc nhọn. Khi thu gom và xử lý các thùng đựng vật sắc nhọn, cần quan sát kỹ xem có quá đầy và có các vật sắc nhọn chĩa ra ngoài hay không. Vận chuyển thùng bằng xe đẩy và mang găng bảo hộ.

k)  Đưa các tiêu chí đánh giá tiêm an toàn vào kiểm tra chất lượng bệnh viện hàng năm

4.3. Xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể

a)  Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm

Tổn thương hoặc phơi nhiễm

Xử lý

Tổn thương do kim

tiêm hay vật sắc nhọn    

1.Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy.

2.Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn

bóp vết thương

3.Băng vết thương lại

Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da bị tổn thương

1.Rửa khu vực bị tổn thương ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy.

2. Băng vết thương lại

3. KHÔNG sử dụng thuốc khử khuẩn trên da

4. KHÔNG cọ hoặc chà khu vực bị tổn thương

 

Bắn máu hoặc

dịch cơ thể lên mắt         

1.Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn trong ít nhất 5 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi mắt.

2.Không dụi mắt

Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên miệng hoặc mũi

1. Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước nhiều lần

2. Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn.

3. KHÔNG sử dụng thuốc khử khuẩn

4. KHÔNG đánh rang

Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da

nguyên vẹn

1.Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ thể ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy

2.KHÔNG chà sát khu vực bị vấy máu hoặc dịch

 

 

 

 

b) Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:

Ghi lại đầy đủ các thông tin như: Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra tai nạn rủi ro, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

c) Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

-  Có nguy cơ:

+ Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: Kim nòng rộng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.

+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.

+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không) nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.

-   Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

 d) Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm

-    Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn.

-    Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV.

-    Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.

-    Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát).

e) Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm

-  Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.

- Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+) : Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm.

-  Nếu HIV (-) : Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.

- Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 2- 4 tuần.

-   Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng

-   Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.

f) Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm

Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và vật sắc nhọn từ nguồn có chứa HIV, HBV, HCV cần tới gặp bác sĩ KSNK hoặc chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn, và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt. Sau đây là phác đồ điều trị dự phòng như theo bảng 1, 2 và 3

Bảng 1: Xử trí phơi nhiễm HBV sau khi tiếp xúc với nguồn máu có (hay có thể) HBsAg

 

Người bị

Phơi nhiễm

KHI NGUỒN MÁU TIẾP XÚC CÓ

 

HBsAg+

HBsAg-

Không rõ hoặc không

xét nghiệm

Chưa tiêm chủng

 

HBV

HBIG §, chủng ngừa

liều viêm gan B đầu tiên

chủng ngừa liều viêm gan B đầu tiên

chủng ngừa liều viêm gan B đầu tiên

Đã có chủng ngừa

HBV

Biết có đáp ứng  kháng thể Anti HBs+ £

 

Biết không đáp ứng kháng thể Anti

HBs- Hoặc Không biết

Không cần điều trị

 

HBIG 2 liều hoặc HBIG 1 liều và tái chủng lại

 

Xét nghiệm tìm Anti HBs người bị phơi nhiễm

Nếu nồng độ Anti HBs không đủ: 1 liều HBIG§,  và tái chủng lại

Nếu nồng độ Anti HBs đủ: không cần điều trị

Không cần điều trị

Không cần điều trị

Không cần điều trị

Không cần điều trị

 

 

Nếu biết nguồn nhiểm có nguy cơ cao điều trị như HBsAg+

 

Xét nghiệm tìm Anti HBs người bị phơi nhiễm£

Nếu nồng độ Anti HBs không đủ: tái chủng lại Nếu nồng độ Anti HBs đủ: không cần điều trị

§, Liều HBIG 0,06 ml/Kg TB

£ Có đáp ứng kháng thể >100 IU/ml

Nguồn: ACIP: Advisory Committee on Immunization Practice

 

Bảng-2 Phác đồ điều trị sau phơi nhiễm (DTSPN) đối với tổn thương xuyên da

 

 

 

Loại phơi nhiễm

Tình trạng nhiễm trùng của nguồn

HIV dương tính

Nhóm 1 (*)

HIV dương tính

Nhóm 2 (**)

HIV không xác định (1)

Nguồn HIV không rõ (2)

HIV âm tính

Ít trầm trọng(3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trầm trọng hơn (4)

Khuyến cáo phác đồ 2 thuốc

 

 

 

 

 

 

 

Khuyến cáo phác đồ mở rộng 3 thuốc

Khuyến cáo phác đồ mở rộng 3 thuốc

 

 

 

 

 

Khuyến cáo phác đồ mở rộng 3 thuốc

Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi nghi ngờ nguồn có HIV

 

 

Nhìn chung không cần DTSPN, tuy nhiên có thể xem xét khi nghi ngờ nguồn có HIV

Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi đơn vị có nguồn bn nhiễm HIV

 

 

Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi đơn vị có nguồn bn nhiễm HIV

Không cần DTSPN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không cần DTSP

 

* HIV dương tính nhóm 1: nhiễm HIV chưa có triệu chứng hoặc tải virus thấp (<1500 RNA/ ml)

** HIV dương tính nhóm 2: nhiễm HIV có triệu chứng, AIDS, chuyển huyết thanh cấp, tải virus cao hoặc không rõ.

(1) HIV không xác định: ví dụ không thử được HIV cho nguồn

 

(2) Nguồn HIV không rõ: ví dụ kim ở thùng đựng vật sắc nhọn

 

(3) Ít trầm trọng: ví dụ kim đặc hoặc tổn thương nông

(4) Trầm trọng hơn: ví dụ kim rỗng, đâm sâu, dụng cụ váy máu rõ, kim chích động tĩnh mạch. 

 

Bảng 3: Phác đồ điều trị sau phơi nhiễm ở  niêm mạc hay da không lành lặn**

 

 

Loại phơi nhiễm

Tình trạng nhiễm trùng của nguồn

HIV dương

 

tính

 

Nhóm 1 *

HIV dương

 

tính

 

Nhóm 2 *

HIV không xác

 

định §

Nguồn HIV không

 

rõ ¥

HIV âm

 

tính

Thể

 

tích ít ¶

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thể tích nhiều £

Xem xét

 

phác đồ 2 thuốc

 

 

 

 

 

 

 

Khuyến

 

cáo phác đồ

 

2 thuốc

Khuyến cáo

 

phác đồ 2 thuốc

 

 

 

 

 

 

 

Khuyến cáo phác đồ mở rộng 3 thuốc

Nhìn chung không

 

cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi nghi ngờ nguồn có HIV

 

 

Nhìn chung không cần DTSPN, tuy nhiên có thể xem xét khi nghi ngờ nguồn có HIV

Nhìn chung không

 

cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi đơn vị có nguồn bn nhiễm HIV

 

 

Nhìn chung không cần DTSPN tuy nhiên có thể xem xét khi đơn vị có

nguồn bn nhiễm

 

HIV

Không

 

cần

 

DTSPN

 

 

 

 

 

 

 

Không cần DTSPN

** Đối với tiếp xúc qua da, theo dõi chỉ khi có bằng chứng da không lành lặn (viêm da, có vết thương)

* HIV dương tính nhóm 1: nhiễm HIV chưa có triệu chứng hoặc tải virus thấp (<1500 RNA/ ml)

* HIV dương tính nhóm 2: nhiễm HIV có triệu chứng, AIDS, chuyển huyết thanh cấp, tải virus cao hoặc không rõ.

 HIV không xác định: ví dụ không thử được HIV cho nguồn

Nguồn HIV không rõ: ví dụ bắn máu đã thải không thích hợp

 Thể tích ít:  ví dụ bắn một vài giọt máu

Thể tích nhiều: ví dụ bắn cả mảng máu

 

 

                             Nguồn: Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở, Bộ Y tế năm 2012.

                                                                                                                                        Người sưu tầm: Nguyễn Thị Lê