Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin điều dưỡng

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE18/04/2018 05:12:05

   Biến đổi khí hậu có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố liên quan đến sức khỏe môi trường và xã hội như không khí, nước uống, thức ăn sạch và nơi sinh sống an toàn.

   Dự đoán trong giai đoạn từ năm 2030 đến 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây thêm xấp xỉ 250.000 ca tử vong mỗi năm, từ suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy cho đến sốc nhiệt.
Chi phí thiệt hại trực tiếp về sức khoẻ (không bao gồm chi phí trong các ngành liên quan như nông nghiệp, nước và vệ sinh), ước tính khoảng 2-4 tỷ USD / năm vào năm 2030.
    Các khu vực có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém, chủ yếu là các nước đang phát triển sẽ là nơi ít có khả năng đối phó với những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu nếu không nhận được sự hỗ trợ, chuẩn bị và thích nghi với sự thay đổi đó.
Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc cải thiện về giao thông vận tải, thực phẩm và các lựa chọn nguồn năng lượng sử dụng, thông qua việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường có thể giúp cải thiện sức khoẻ.

Biến đổi khí hậu
   Trong 50 năm qua, các hoạt động của con người - đặc biệt là việc đốt các nhiên liệu hoá thạch đã thải ra một lượng lớn carbon dioxide và các khí nhà kính, từ đó làm nhiệt trong khí quyển thấp hơn và từ đó ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
   Trong 130 năm qua, thế giới đã ấm lên khoảng xấp xỉ 0.850C. Mỗi trong 3 thập kỷ qua, không khí đã liên tục ấm hơn bất kỳ thập niên nào trước đó từ năm 1850.
   Mực nước biển đang dâng cao, các sông băng dần tan chảy và cơ cấu mô hình lượng mưa đang thay đổi. Các sự kiện thời tiết khắc nghiệt đang trở nên ngày càng nặng nề và thường xuyên hơn.

 Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới sức khoẻ

   Mặc dù sự nóng lên toàn cầu có thể mang lại một số lợi ích cục bộ, chẳng hạn như giảm số người chết vào mùa đông ở các nước khí hậu ôn đới và sản xuất lương thực tăng ở một số khu vực. Tuy vậy, hậu quả của nó lên sức khoẻ tổng thể của con người là cực kỳ tiêu cực. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các yếu tố xã hội và môi trường liên quan đến sức khoẻ như không khí, nước uống, thức ăn sạch và nơi sinh sống an toàn.

Nhiệt độ tăng rất cao
   Nhiệt độ không khí cực cao trực tiếp làm tăng tỷ lệ tử vong ở những đối tượng mắc bệnh tim mạch và hô hấp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Ví dụ: mùa hè năm 2003 ở Châu Âu, đã ghi nhận có hơn 70 000 trường hợp tử vong do nhiệt độ môi trường tăng cao quá mức.
   Nhiệt độ cao cũng làm tăng mức ôzôn và các chất ô nhiễm khác trong không khí, yếu tố làm trầm trọng thêm cho các vấn đề về bệnh tim mạch và hô hấp.
   Ở nhiệt độ cực cao, mức phốt pho và các chất gây dị ứng khác cũng tăng cao hơn. Chúng có thể gây ra bệnh hen suyễn, ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người. Nhiệt độ gia tăng đang được dự kiến sẽ làm tăng gánh nặng này.

Thiên tai và mô hình lượng mưa thay đổi
    Trên toàn cầu, số lượng các thiên tai liên quan đến thời tiết được báo cáo đã tăng hơn gấp ba lần kể từ những năm 1960. Hàng năm, những thảm họa này gây ra trên 60.000 ca tử vong, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
   Mực nước biển dâng và các sự kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt sẽ phá hủy nhà cửa, cơ sở y tế và các dịch vụ thiết yếu khác. Hơn một nửa dân số thế giới sống trong vòng 60 km từ bờ biển. Người ta có thể bị buộc phải di chuyển, do đó làm tăng nguy cơ của một loạt các ảnh hưởng sức khoẻ, từ rối loạn tâm thần đến bệnh truyền nhiễm.
   Các mô hình lượng mưa thay đổi ngày càng có ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch. Việc thiếu nước an toàn có thể làm tổn hại đến vấn đề vệ sinh và làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh tiêu chảy, nguyên nhân tử vong ở hơn 500 000 trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm. Trong những trường hợp cực đoan, khan hiếm nước dẫn đến nạn hạn hán và nạn đói. Vào cuối thế kỷ 21, biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần suất và cường độ hạn hán ở quy mô khu vực và toàn cầu .
   Lũ lụt cũng đang gia tăng về tần suất và cường độ. Lũ lụt gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền qua nước và tạo ra các cơ sở gây giống cho các loài côn trùng mang bệnh như muỗi. Ngoài ra, lũ lụt làm tăng tỷ lệ tử vong do nước, làm hư hại nhà cửa và gián đoạn nguồn cung cấp dịch vụ y tế nói chung.
   Nhiệt độ tăng và lượng mưa biến đổi có thể làm giảm sản xuất thực phẩm chủ yếu ở nhiều vùng nghèo khó. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng, hiện đang gây ra 3,1 triệu người chết mỗi năm.


Các bệnh nhiễm khuẩn
   Điều kiện khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến các bệnh truyền qua thức ăn, nước uống và côn trùng, ốc sên hoặc các động vật máu lạnh khác.
   Những thay đổi về khí hậu có thể làm kéo dài các mùa hoạt động của véc-tơ và thay đổi phạm vi địa lý của chúng. Chẳng hạn, biến đổi khí hậu dự kiến ​​sẽ mở rộng đáng kể phạm vi xảy ra bệnh sán lá gan nhỏ từ trung gian ốc sên ở Trung Quốc.
Sốt rét cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu. Sốt rét giết chết hơn 400 000 người mỗi năm - chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước Châu Phi. Vectơ muỗi Aedes của bệnh sốt xuất huyết cũng rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, và các nghiên cứu cho thấy thay đổi khí hậu có thể sẽ tiếp tục gia tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.

 

                                                                                                                        Người viết: Nguyễn Diệu Hằng

 

TLTK: 

Death toll exceeded 70,000 in Europe during the summer of 2003. Robine JM, Cheung SL, Le Roy S, Van Oyen H, Griffiths C, Michel JP, et al. C R Biol. 2008;331(2):171-8.

(3) Potential impact of climate change on schistosomiasis transmission in China. Zhou XN, Yang GJ, Yang K, Wang XH, Hong QB, Sun LP, et al. Am J Trop Med Hyg. 2008;78(2):188-94.

http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs266/en/