Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin điều dưỡng

Đánh giá đau và quản lý đau (phần 1)18/01/2018 15:32:29

1. Mục tiêu của quản lý đau

- Để nắm bắt những trải nghiệm về đau của từng cá nhân theo một cách chuẩn hóa.

- Giúp xác định loại hình đau và  các nguyên nhân có thể.

- Để xác định ảnh hưởng và tác động của đau lên khả năng từng cá nhân và cũng như chức năng hoạt động của họ.

- Dựa vào đó để có kế hoạch điều trị cụ thể nhằm kiểm soát đau

- Giúp hỗ trợ, tạo mối liên kết giữa các thành viên liên quan trong nhóm chăm sóc

Theo đó, thực hiện đánh giá toàn diện sẽ là nền tảng cho một quá trình quản lý đau hiệu quả. Bao gồm những cuộc phỏng vấn, đánh giá thể chất, xem xét về thuốc, xem xét về vấn đề nội, ngoại khoa, yếu tố tâm lý xã hội, môi trường và chẩn đoán phù hợp. Khi đánh giá phải xác định được nguyên nhân, hiệu quả của điều trị và tầm ảnh hưởng của đau lên chất lượng cuộc sống của người benehj và gia đình.

2. Đánh giá đau thông qua bảng kiểm PQRST.

Bảng kiểm này có thể là công cụ hữu ích để đánh giá chung hoặc cụ thể cho từng vấn đề đau.

 

P (Provocation & Palliation): nguyên nhân khởi phát và yếu tố làm dịu. Gồm các câu hỏi gợi ý như:

- Nguyên nhân là gì?

- Điều gì làm giảm bớt cơn đau?

- Điều gì có thể làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn?

 

Q (Quality & Quantity): tính chất và mức độ. Gồm các câu hỏi gợi ý như:

- Cảm thấy đau như thế nào? (đau lâm râm/ tức/ như dao đâm...)

- Mức độ đau ra sao?

 

R ( Region & Radiation) vị trí và hướng lan

- Đau ở đâu?

- Đau lan hay khu trú?

- Nếu đau có hướng lan thì lan đi đâu?

 

S (Severity & Scale)  mức độ trầm trọng & thang đánh giá

-       Đau cản trở các hoạt động hàng ngày?

-       Đau đạt ở mức nào trên thang điểm đánh giá từ 1 đến 10?

 

T (Timing & Type of Onset)  Thời gian

-       Đau bắt đầu từ lúc nào?

-       Tần suất xuất hiện như thế nào?

-       Cách thức xuất hiện như thế nào? (đột gột hay thường xuyên)

 

                                  Pain -scale -chart

 

Thang điểm 10 đánh giá mức độ đau

 

                                                                        Người viết: Nguyễn Diệu Hằng

 

TLTK: http://www.moh.gov.rw/fileadmin/templates/Norms/Pain-Management-Guidelines