Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin điều dưỡng

HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA MẠNG LƯỚI GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG Á18/12/2017 15:55:36

HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA MẠNG LƯỚI GIÁO DỤC

VÀ NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG Á

 

         Hội nghị thường niên của mạng lưới Giáo dục và Nghiên cứu Điều dưỡng khu vực Đông Nam Á và Đông Á” - The annual meeting of the Southeast and East Asian Nursing Education and Research Network (SEANERN) đã diễn ra trong thời gian 4-6/9/2017 tại Thái Lan.

                              21318850_1411442398972658_8069079754427616385_o

                                                                          Đại biểu tham gia hội nghị SEANERN

Hội nghị SEANERN được tổ chức lần thứ ba tại Thái Lan nhằm mục đích: xem xét SỰ tiến bộ của SEANERN kể từ hội nghị năm 2016, đánh giá việc thực hiện các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới "Định hướng Chiến lược Toàn cầu về Tăng cường Điều dưỡng và Hộ sinh", thảo luận về sự công bằng về sức khoẻ và các cách để lồng ghép vấn đề bình đẳng sức khoẻ vào các hoạt động của SEANERN, chia sẻ chương trình đào tạo để so sánh và cải tiến giáo dục Điều dưỡng trong toàn khu vực, thảo luận về các khóa học trực tuyến và khả năng chia sẻ tài nguyên trực tuyến, xem xét lại tiến bộ của các nước trong khu vực thông qua việc xuất bản cuốn sách tóm tắt sự khác biệt về giáo dục và Điều dưỡng hiện tại của các nước

                             21414876_1411442252306006_9126145441198911882_o

                                                                               Quang cảnh hội nghị SEANNER

Nội dung của hội nghị xoay quanh những vấn đề nổi bật của khu vực như sau: Sự sẵn sàng của các nước thành viên ASEAN trong việc cung cấp các dịch vụ điều dưỡng theo các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Agreement-MRA), tình hình và tương lai của Giáo dục Điều dưỡng ở khu vực ASEAN, việc thực hiện hướng dẫn của WHO của các nước "Chiến lược Toàn cầu về Nguồn Nhân lực Y tế: Lực lượng Lao động 2030" và "Các Chỉ thị Chiến lược toàn cầu về Tăng cường Điều dưỡng và hộ sinh", tìm hiều về Health Equity & xây dựng chiến lược thực hành & chương trình đào tạo hội nhập & mạng lưới y tế, phát triển chương trình giảng dạy cho khu vực ( xây dựng kế hoạch giảng dạy, lượng giá chất lượng của chương trình, phát triển chương trình đào tạo cốt lõi), hợp tác và chia sẻ tài nguyên giáo dục trực tuyến.

21314748_1823516487959833_7748180911538011158_n21232033_1823516517959830_7614152058585470572_n

                                                                        Hoạt động tại hội nghị

Tình hình Điều dưỡng tại một số nước như sau: tại Campuchia, Chính phủ đang cố gắng để loại bỏ ca làm việc 24 giờ. Tuy nhiên, sự thay đổi này rất khó khăn khi thiếu nhân lực Điều dưỡng. Mỗi điều dưỡng phải chăm sóc cho 18-49 bệnh nhân mỗi ca. Lào chỉ có 1 khoa Điều dưỡng và 3 trường cao đẳng Điều dưỡng, chương trình đào tạo chưa tập trung vào nghiên cứu khoa học điều dưỡng. Singapore không có tình trạng thiếu nguồn nhân lực điều dưỡng trầm trọng như các nước khác trong khu vực, nhưng họ không có đủ điều dưỡng làm tại các khu vực nông thôn. Thách thức chính của nước này là đáp ứng nhu cầu về dân số già đi nhanh chóng. Để thu hút thêm nhiều Điều dưỡng, Singapore đang cố gắng thu hút những người học Điều dưỡng như văn bằng 2 hoặc nghề thứ 2 và tổ chức các lớp học trực tuyến cho họ. Điều dưỡng đóng vai trò rất tích cực trong việc xây dựng các chính sách ở Singapore và đã thành công trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về Điều dưỡng   

                            21317815_1822859924692156_2461971062898277884_n

      Bà Wipada Kunaviktikul-Trưởng khoa Điều dưỡng Trường Đại học Chiang Mai chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

 

                                                                                                  Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh