Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng18/05/2020 20:54:25

CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG

Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan từ người sang người. Đối tượng trẻ nhũ nhi, trẻ em và thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể chống bệnh. Để chăm sóc tốt trẻ bị TCM và tránh lây lan cho người lành, khi chăm sóc trẻ cần chú ý các điều sau:

-         Hiểu biết đầy đủ về bệnh lý: dễ dàng phát hiện được thông qua các dấu hiệu nhận biết:  sốt, đau miệng, loét miệng; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

  • Thời gian ủ bệnh (3 - 6 ngày) bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39-40oC), đau họng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày, trẻ kém linh hoạt. Đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, chảy mũi...
  • Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với: loét miệng, phát ban dạng phỏng nước (lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, sốt và nôn.
  • Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

-         Với những trẻ bị TCM thể nhẹ (chỉ có mụn nước và loét miệng), có thể chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Cụ thể:

  • Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.
  • Thuốc men: hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê. Bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được.
  • Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Nên mang khẩu trang y tế cho người chăm sóc và cho cả trẻ bệnh, nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch khi tiếp xúc để hạn chế sự lây lan. Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
  • Theo dõi sát tình trạng bệnh: triệu chứng và dùng thuốc theo đơn thì hằng ngày nên tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường.

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay – chân – miệng ngày 19/7/2011 Bộ y tế.
  2. Cách chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng tại nhà. https://suckhoedoisong.vn/cach-cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-tai-nha-n95454.html (truy cập ngày 17/5/2020)

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: