Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

Nguyên nhân và hậu quả của bệnh béo phì trẻ em15/11/2019 09:00:24

Nguyên nhân và hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe phức tạp. Nó xảy ra khi một đứa trẻ có cân nặng vượt quá ngưỡng bình thường hoặc vượt quá cân nặng lý tưởng độ tuổi của trẻ. Nguyên nhân gây tăng cân quá mức ở trẻ tương tự như ở người trưởng thành, bao gồm các yếu tố như hành vi và di truyền của một người.

Các hành vi ảnh hưởng đến việc tăng cân quá mức bao gồm ăn nhiều calo, thực phẩm và đồ uống ít chất dinh dưỡng, không hoạt động thể chất, ít vận động như xem tivi hoặc các thiết bị màn hình khác, sử dụng thuốc và thói quen ngủ không hợp lý.

Hậu quả của béo phì

Rủi ro sức khỏe tức thời:

  • Béo phì trong thời thơ ấu có thể có tác động có hại cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Trẻ em béo phì có nhiều khả năng mắc:
    • Huyết áp cao và cholesterol cao, là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch (CVD).
    • Tăng nguy cơ dung nạp glucose, kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.
    • Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn và ngưng thở khi ngủ.
    • Vấn đề về khớp và khó chịu cơ xương khớp.
    • Bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật và trào ngược dạ dày thực quản (nghĩa là ợ nóng).

Béo phì ở trẻ em cũng liên quan đến :

    • Các vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm.
    • Lòng tự trọng thấp và chất lượng cuộc sống tự báo cáo thấp hơn.
    • Các vấn đề xã hội như bắt nạt và kỳ thị.

Rủi ro sức khỏe trong tương lai

  • Trẻ em bị béo phì có nhiều khả năng trở thành người lớn bị béo phì. Béo phì ở người trưởng thành có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm bệnh tim, tiểu đường loại 2 và ung thư. 
  • Nếu trẻ em bị béo phì thì các yếu tố nguy cơ bệnh tật ở tuổi trưởng thành có thể sẽ nghiêm trọng hơn. 

          Vì vậy, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều loại rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, nhiều loại thực phẩm protein nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, hạn chế ăn thực phẩm, đồ uống có thêm đường, chất béo rắn hoặc natri và hoạt động thể chất mỗi ngày có thể giúp trẻ phát triển cũng như duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thời thơ ấu và giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, ung thư và bệnh tim.

Nguồn:

https://www.cdc.gov/obesity/childhood/causes.html

Người viết: Ngô Thị Phương Hoài