Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

Xử trí và chăm sóc trẻ bị Tay chân miệng tại nhà16/08/2019 07:41:58

Xử trí và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

 

Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Các em cần được bảo vệ và sống trong một môi trường khỏe mạnh, trong lành để các em có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Muốn trẻ khỏe mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khỏe của trẻ, đặc biệt lúc trẻ bị bệnh. Việc xử trí và chăm sóc trẻ bị TCM tại nhà chỉ có thể thực hiện bởi người mẹ (hoặc người chăm sóc trẻ). Nếu không xử trí đúng cách và nhanh chóng cho trẻ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bà mẹ cần có kiến thức cơ bản xử trí và cách chăm sóc khi trẻ bệnh.

- Khi thấy trẻ sốt và có phỏng nước ở bàn tay, bàn chân hoặc bên trong miệng, cần cho trẻ nghỉ học và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

- Không để trẻ bệnh tiếp xúc với trẻ khác.

- Hạn chế ôm, hôn trẻ.

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh. Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.

- Vệ sinh răng miệng: cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 muỗng canh muối hòa trong 200 ml nước ấm) nếu trẻ súc được, 2 - 3 lần/ngày.

- Chăm sóc da: tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bọng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày và giữ ấm. Không nên chọc vỡ bọng nước vì sẽ gây nhiễm trùng da và lây lan bệnh.

Lưu ý, trẻ bị bệnh TCM không cần kiêng gió và ánh sáng.

- Khi chăm sóc trẻ bệnh tại nhà, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời:

+ Sốt cao ≥ 39˚C.

+ Thở nhanh, khó thở.

+ Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.

+ Đi loạng choạng.

+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.

+ Co giật, hôn mê.

 

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012). Quyết định số: 1003/QĐ-BYT ngày 30 tháng 03 năm 2012 về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Tay chân miệng.

2.Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011). Phòng ngừa và xử trí bệnh tay chân miệng. <https://t5g.org.vn/to-gap-phong-chong-benh-tay-chan-mieng-thang-12-nam-2011>, xem 15/09/2019.