Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Nghiên cứu khoa học

CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC16/01/2018 23:26:18

CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

            Thông thường chúng ta sẽ có rất  nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học. Tùy vào vấn đề, thời gian thực hiện, đối tượng thực hiện và phương thức thực hiện mà chúng ta lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Dưới đây là tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học hữu ích mà các bạn có thể tham khảo khi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình:

1.      Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những nội dung, khái niệm và ý tưởng cơ bản lấy đó làm cơ sở cho những lý luận của đề tài đnag thực hiện. Từ đó, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay hướng nghiên cứu ban đầu.

Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thực hiện đề tài, người nghiên cứu cần thu thập và xử lý những thông tin sau:

+ Những đề tài đã được thực hiện trước đó và được đánh giá cao liên quan trực tiếp đến vấn đề đang nghiên cứu.

+ Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên ác ấn phẩm, tạp chí khoa học.

+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình

+ Nguồn tài liệu

2.      Sử dụng toán học trong nghiên cứu khoa học

Để rút ngắn thời gian phân tích, xử lý số liệu các nhà nghiên cứu khoa học đã sử dụng các lý thuyết toán học vào việc tìm ra các lý thuyết chuyên ngành, xu hướng toán học hoá trong nghiên cứu khoa học giúp cho khoa học đạt tới mức độ chính xác gần như tuyết đối khi đưa ra kết quả.

Các phương pháp toán học đảm bảo cho quá trình nghiên cứu khoa học đi đúng hướng, nhất quán, cũng như trong trình bày kết quả nghiên cứu thành một hệ thống lôgic và đồng thời tạo lập các ngôn ngữ khoa học chính xác có tính thuyết phục cao.

Nghiên cứu khoa học sử dụng toán học vào nghiên cứu nhằm 2 mục đích:

– Sử dụng toán thông kê như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra, thực nghiệm… làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.

– Sử dụng các lý thuyết toán học (như: thống kê xác suất, các phương tiện của lý thuyết tập hợp, của lôgic và của đại số…), và phương pháp lôgic học (như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…), sử dụng các máy tính điện tử với các kỹ thuật vi xử lý… để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Nhiều công thức toán học được dùng trong tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng, từ đó tìm ra được các quy luật của đối tượng.

3.      Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp trực tiếp tiếp xúc, quan sát và tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thập thông tin chính xác và đưa ra được hướng nghiên cứu tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:

-         Phương pháp điều tra

-         Phương pháp quan sát

-         Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

 

                                                                                                         --o0o--

Nguồn: http://phuongphapnghiencuukhoahoc.com/cac-phuong-phap-nckh/

Người viết: GV. Phan Thị Bích Thuận