HỌC THUYẾT MÔI TRƯỜNG CỦA FLORENCE NIGHTINGALE02/08/2018
HỌC THUYẾT MÔI TRƯỜNG CỦA FLORENCE NIGHTINGALE
Nightingale’s Environmental Theory
Học thuyết môi trường của Florence Nightingale được xem như mô hình học thuyết và khái niệm cho ngành Điều dưỡng. Học thuyết tập trung vào môi trường, Bà tin rằng việc cải thiện môi trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh về thể chất và tinh thần.
4 yếu tố chính của 1 học thuyết được Bà Florence Nightingale khái niệm trong học thuyết của Bà như sau:
- Con người (Person): là người nhận các chăm sóc điều dưỡng, có khả năng đối phó với bệnh tật, người bệnh có khả năng tự phục hồi nếu như được chăm sóc trong một môi trường an toàn. Sức khỏe người bệnh có thể được cải thiện bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ môi trường vệ sinh, tạo cảm giác thoải mái, hạn chế tiêu hao năng lượng không cần thiết cho người bệnh.
- Môi trường (Enviroment): đây là yếu tố nền tảng trong học thuyết của Nightingale. Môi trường bên ngoài và bên trong đồng thời tác động đến con người. Mùi hôi được xem như là 1 dấu hiệu của yếu tố có hại. Theo học thuyết có thể chữa lành bệnh nếu như điều kiện vệ sinh và môi trường được cải thiện. Môi trường cần đảm bảo những yếu tố chính sau:
- Không khí trong lành (pure air): đây là yếu tố chính có thể giúp người bệnh phục hồi .
- Ánh sáng (light): ánh sáng thực sự ảnh hưởng đến cơ thể con người.
- Nước sạch (pure water).
- Sức nóng (warmth): cần giữ cho thân nhiệt người bệnh luôn ấm, Điều dưỡng cần kiểm tra người bệnh để đánh giá sự mất nhiệt.
- Sự sạch sẽ (cleanliness): môi trường bẩn là nguồn lây nhiễm bệnh. Điều dưỡng nên tắm cho người bệnh hàng ngày, mặc quần áo sạch và rửa tay thường xuyên.
- Yên tĩnh (quite): tránh tiếng ồn vì nó có thể gây hại đến sức khỏe người bệnh.
- Sức khỏe ( Health): sức khỏe được duy trì nhờ vào quá trình tự chữa lành của con người và thông qua việc kiểm soát các yếu tố về môi trường có thể ngăn ngừa được bệnh tật. Nightingale tin rằng nhiễm trùng phát sinh từ những nơi bẩn và kém thông khí.
- Chăm sóc Điều dưỡng (Nursing): Chăm sóc Điều dưỡng là công tác cần thiết để chăm sóc sức khỏe của một người. Người Điều dưỡng có trách nhiệm phải xoa dịu những nỗi đau về bệnh tật, cải thiện điều kiện sống của những người cực khổ, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Chăm sóc tập trung vào chăm sóc toàn diện và công tác thực hành đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. Cần duy trì môi trường chăm sóc sức khỏe sạch bởi vì đây điều cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh viện bao gồm như mang găng tay, rửa tay, giữ khăn trải giường sạch sẽ, lối đi gọn gàng và an toàn.
Học thuyết của Bà xoay quanh 3 mối quan hệ chính:
- Môi trường và người bệnh: môi trường độc hại là yếu tố chính dẫn đến bệnh tật ở người bệnh. Môi trường tốt sẽ hỗ trợ cho việc ngăn ngừa bệnh tật.
- Điều dưỡng và môi trường: Điều dưỡng có thể điều chỉnh môi trường bằng nhiều cách khác nhau để thúc đẩy sự phục hồi của người bệnh. Ví dụ như: Loại bỏ các yếu tố gây ô nhiễm hay truyền nhiễm, tạo môi trường không khí trong lành, đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, yên tĩnh.
- Điều dưỡng và người bệnh : Điều dưỡng giúp người bệnh giảm những lo âu, buồn phiền, cũng như để người bệnh tự đưa ra những quyết định chăm sóc.
Học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành Bệnh viện của Điều dưỡng, đó là kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những vấn đề vệ sinh và sạch sẽ trong môi trường. Tuy nhiên, do môi trường hiện nay có nhiều thay đổi vì vậy một số khái niệm của học thuyết là không khả thi, nên việc phát triển học thuyết này là hoàn toàn cần thiết để phù hợp hơn với hiện tại.
Tài liệu tham khảo:
Nightingale’s Environmental Theory Lesson, 2016, Faculty of Nursing, Burapha University
Alligood, M. R., & Tomey, A. M. (2006). Nursing Theorists and Their Work (6th ed.). Mosby, Inc.
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
» Tin mới nhất:
- THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG
- HỌC THUYẾT THÍCH NGHI CỦA ROY (ROY’S ADAPTATION MODEL)
- PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
- THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG EBP
- HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NĂM HỌC 2020-2021
- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
- PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
- PHÂN LOẠI ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA ĐIỀU DƯỠNG 2013-2019
- Học thuyết chăm sóc con người của Jean Watson (Human caring)
- Danh sách đề tài NCKH GV khoa điều dưỡng năm học 2018 - 2019
» Tin khác:
- Nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng
- THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
- TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN_KHOA ĐIỀU DƯỠNG (2013-2017)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- KHUNG NGHIÊN CỨU (RESEARCH FRAMEWORK)
- XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ( RESEARCH VARIABLES)
- XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
- VÀI TRÒ THỐNG KÊ TRONG Y HỌC
- Cách xác định vấn đề nghiên cứu
- Học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) và nghiên cứu Điều dưỡng