Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Nghiên cứu khoa học

HỌC THUYẾT TỰ CHĂM SÓC CỦA OREM10/09/2018

HỌC THUYẾT TỰ CHĂM SÓC CỦA OREM

(OREM’S SELF - CARE THEORY OF NURSING)

 

Học thuyết của Dorothea Orem được xây dựng dựa trên nhu cầu tự chăm sóc và khả năng tự chăm sóc của người bệnh. Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc.

 Picture3 (7)

Bà là một trong những nhà học thuyết điều dưỡng hàng đầu. Bà sinh ra tại Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ năm 1914. Bà từng giữ vai trò là nhân viên, chuyên gia, quản lý … và làm việc tại khoa Nhi, cấp cứu, nội người lớn, ngoại. Năm 1986, Bà nghỉ hưu và sống tại Savannah, Georgia. Bà qua đời năm 2007 lúc 93 tuổi.  Trong suốt sự nghiệp chuyên môn điều dưỡng của mình, Dorothea Orem đã nhận được rất  nhiều bằng danh dự và giải thưởng nghề nghiệp.

 Picture2 (9)

4 lĩnh vực bao gồm:

- Con người: có khả năng phân tích, phản ứng lại, suy luận, hiểu được các tình huống (Orem,1997).

- Sức khỏe: là tình trạng khỏe mạnh hoặc toàn vẹn về cấu trúc con người, chức năng về thể chất và tinh thần (Orem, 1995). Duy trì sự khỏe mạnh bằng cách sử dụng sức mạnh của bản thân và kiểm soát môi trường.

- Môi trường: tác động đến sức khỏe của con người (Orem,1991). Môi trường bao gồm cả thể chất, tinh thần, xã hội.

- Điều dưỡng: là một nghệ thuật, dịch vụ, quy trình cung cấp các hỗ trợ chuyên nghiệp và giúp đỡ những người cần hỗ trợ (Orem, 1995).

 Picture1 (9)

 

3 khái niệm chính

Hệ thống điều dưỡng (Nursing system): hỗ trợ hoàn toàn, hỗ trợ một phần, hỗ trợ giáo dục sức khỏe.

− Phụ thuộc hoàn toàn: người bệnh không có khả năng thực hiện các hoạt động tự chăm sóc, hầu như người điều dưỡng phải làm cho người bệnh.

− Phụ thuộc một phần: người điều dưỡng chia sẽ công việc chăm sóc với người bệnh,  người bệnh có thể thực hiện một số hoạt động tự chăm sóc còn lại vẫn cần sự hỗ trợ của Điều dưỡng.

− Không cần phụ thuộc: người bệnh tự mình hoàn toàn chăm sóc, điều dưỡng là người hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh.

Thiếu khả năng tự chăm sóc (Self care deficit): người bệnh cần sự hỗ trợ của điều dưỡng.  5 phương pháp hỗ trợ: điều dưỡng thực hiện những chăm sóc cần thiết cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh trong một số hoạt động tự chăm sóc, tư vấn về cách tự chăm sóc, sắp xếp hoặc điều chỉnh môi trường nhà ở để phù hợp với nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của người bệnh, hỗ trợ người bệnh.

Tự chăm sóc (self care):

- Tự chăm sóc:  tự thực hiện những hoạt động cá nhân cơ bản để duy trì cuộc sống, sức khỏe

- Năng lực tự chăm sóc: khả năng hoặc sức mạnh của con người để thực hiện việc tự chăm sóc, bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản: tuổi, giới, tình trạng phát triển, tình trạng sức khỏe, định hướng văn hóa xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe, yếu tố môi trường…

- Yêu cầu phải tự chăm sóc: để duy trì chức năng và cấu trúc của cơ thể như đủ lượng khí hít vào, nước, thực phẩm, duy trì quá trình bài tiết…, tự điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi của cơ thể, tình trạng tổn thương hay bệnh tật

- Yêu cầu tự chăm sóc trị liệu.

 

Tài liệu tham khảo

Orem’s Self - Care Theory Of Nursing. Burapha University, Thai Lan.

Nursing Theory: Dorothea Orem’s Self-Care Deficit Theory. Fooyin University, Taiwan.

 

                                                                                               Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh