Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Nghiên cứu khoa học

PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU17/06/2020

Bộ câu hỏi định lượng gồm có 3 dạng cơ bản: là bộ câu hỏi phỏng vấn (người hỏi phỏng vấn và ghi lại những câu trả lời của đối tượng theo bộ câu hỏi đã dựng sẵn), bộ câu hỏi phát vân (đối tượng tự điền câu trả lời vào bộ câu hỏi đã dựng sẵn), bộ câu hỏi quan sát (các thông tin thu nhận từ quan sát)

1. Các dạng câu hỏi trong bộ câu hỏi định lượng:

-Câu hỏi có nhiều lựa chọn: là dạng câu hỏi có thể có nhiều đáp án, đối tượng có thể lựa chọn nhiều đáp án cho dạng câu hỏi này

-Câu hỏi một lựa chọn: là dạng câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án, đối tượng chỉ có thể lựa chọn đáp án đúng nhất cho dạng câu hỏi này

-Câu hỏi tự điền: là dạng câu hỏi tương tự như dạng câu trả lời ngắn

-Câu hỏi kết hợp: là dạng câu hỏi kết hợp câu hỏi tự điền và câu hỏi nhiều lựa chọn

2. Các bước xây dựng bộ câu hỏi: -Xác định đối tượng của bộ câu hỏi

-Liệt kê danh sách biến số/thông tin cần thu thập

-Lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu cho từng biến số .

-Phác thảo câu hỏi và các đáp án trả lời

-Thiết kế trình bày

-Thảo luận, thống nhất, chỉnh sửa

-Thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện

-In bảng câu hỏi

3. Một số lưu ý:

-Dùng từ ngữ để đặt câu hỏi

-Sử dụng ngôn từ đơn giản.

-Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, tránh mơ hồ.

-Tránh những câu hỏi ghép (với từ “và”; “hoặc”).

-Tránh lặp lại câu hỏi với nghĩa phủ định.

-Tránh những câu hỏi dẫn dắt, ngụ ý.

- Tránh câu hỏi “cài bẫy”

- Tránh câu hỏi giả định.

4. Thiết kế trình bày:

-Đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi đều được trả lời

-Tạo mã hóa số liệu và phân tích

-Bộ câu hỏi được chia thành nhiều phần và số câu hỏi trong một phần, ví dụ: A1–10, B1–12

-Hướng dẫn rõ ràng ở đoạn mở đầu và trong suốt bộ câu hỏi

5. Thử nghiệm trước bộ câu hỏi:

- Mẫu nhỏ: một ít đối tượng phù hợp, có thể là bạn hoặc đồng nghiệp và thông qua việc hỏi nhau để phát hiện những lỗi tiềm ẩn.

- Kiểm tra độ chuẩn: Một bộ câu hỏi có “độ chuẩn” nếu nó xem xét được đầy đủ phạm vi câu hỏi nghiên cứu một cách cân bằng và đo lường được cái cần đo lường.

- Kiểm tra độ tin cậy: Độ tin cậy được định nghĩa là: bộ câu hỏi đo lường tại các thời điểm khác nhau đưa ra các kết quả thống nhất và giống nhau. Đối với câu hỏi tự điền thì 2 yếu tố của độ tin cậy phải được kiểm tra kỹ. Có thể đánh giá độ tin cậy bằng cách cho cùng một đối tượng hoàn thành lại câu trả lời cách sau 2-3 tuần

- Kiểm tra tính khả thi: Đối tượng thí điểm nghiên cứu viết ý kiến của họ về bộ câu hỏi Hỏi đối tượng về cảm nhận của họ khi trả lời các câu hỏi trong thử nghiệm

TLTK: - Phạm Đức Mục (2016). Nghiên cứu điều dưỡng, tái bản lần 3, nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh