Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Nghiên cứu khoa học

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ TẢ 16/04/2018

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

 

Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu chỉ quan sát mà không tác động vào đối tượng nghiên cứu, mục đích:

  • Mô tả hiện trạng sức khỏe cộng đồng hoặc một chương trình y tế, lĩnh vực y tế.
  • Cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch y tế  để giải quyết các vấn đề được xác định từ các nghiên cứu mô tả.
  • Xác định các vấn đề, hình thành giả thiết, gợi ý thực hiện các nghiên cứu phân tích tiếp theo .

Nghiên cứu tương quan:

Nghiên cứu tương quan mô tả mối tương quan của bệnh với một yếu tố mà người nghiên cứu quan tâm, không nhằm mục đích xác định mối quan hệ nhân-quả. Để tiến hành nghiên cứu tương quan nhà nghiên cứu đo lường các biến số lựa chọn trong quần thể và sử dụng phương pháp thống kê tương quan để xác định mức độ tương quan giữa các biến số nghiên cứu.

Hệ số tương quan kí hiệu là r, chạy từ -1 đến +1, nếu r=0 nghĩa là không có sự tương quan, nếu r=-1 nghĩa là tương quan tỷ lệ nghịch, nếu r=+1 nghĩa là tương quan tỷ lệ thuận. Nghiên cứu tương quan giúp giải thích mối quan hệ giữa 2 hay nhiều biến số từ đó gợi ý thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để xác định mối quan hệ nhân quả.

 

Mô tả 1 trường hợp bệnh hoặc 1 chùm bệnh:

Nghiên cứu này nhằm mục đích tăng thêm sự hiểu biết về bệnh và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh. Thường được áp dụng đối với các bệnh lạ hiếm gặp hoặc các bệnh mới xuất hiện chưa có sự hiểu biết nhiều về bệnh. Các thông tin như tuổi, giới, thời gian, địa điểm, tiền sử, hành vi sức khỏe trước khi mắc bệnh được điều tra kỹ lưỡng, cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được kết hợp trong nghiên cứu mô tả ca bệnh.

 

Nghiên cứu cắt ngang:

Là nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh trong toàn bộ quần thể, trong đó tình trạng bệnh và yếu tố phơi nhiễm được nghiên cứu đồng thời, tại một thời điểm xác định. Nghiên cứu này cung cấp hình ảnh về hiện trạng sức khỏe của cộng đồng ở một thời điểm. Có 2 loại nghiên cứu cắt ngang: nghiên cứu tại 1 thời điểm ( thường được tiến hành trên 1 mẫu đại diện cho quần thể hoặc toàn bộ quần thể nghiên cứu) và nghiên cứu cắt ngang giai đoạn. Kết quả nghiên cứu cắt ngang là tỷ lệ hiện mắc, đưa ra các giả thiết về mối tương quan giữa bệnh và yếu tố nguy cơ.

 

Tài liệu tham khảo:

-       Research process: research design , Burapha Univerity

-       Phạm Đức Mục (2016). Nghiên cứu điều dưỡng. Trung tâm tư vấn và dịch vụ Điều dưỡng hỗ trợ cộng đồng.

 

                                                                                                                 Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh