Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Nghiên cứu khoa học

XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU15/10/2017

XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU,
         CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU


Mục đích nghiên cứu (research purpose)
        Nhằm mô tả một mục đích cụ thể hoặc định hướng nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu phải là xác định (identify), mô tả (describe), hoặc giải thích (explain) một tình trạng hoặc dự đoán giải pháp của một vấn đề. Mục đích nghiên cứu thường bao gồm biến số, quần thể, địa điểm nghiên cứu. Dựa vào mục đích nghiên cứu có thể cho biết được loại nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu (research objective)
Cần phải viết rõ ràng, súc tích, sử dụng thì hiện tại. Để rõ ràng, mục tiêu thường tập trung vào 1 hoặc 2 biến, xác định mối quan hệ hoặc liên quan giữa các biến hoặc để xác định sự khác biệt giữa 2 nhóm về biến nghiên cứu. Thông thường, mục đích sẽ được chia thành 2 đến 3 mục tiêu Ví dụ:

1) Xác định đặc điểm của biến X
2) Mô tả biến X trong một quần thể cụ thể
3) Đánh giá mối quan hệ giữa biến X và Y trong một quần thể cụ thể
4) Đánh giá sự khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 về biến X

Câu hỏi nghiên cứu (research questions):
Cần phải viết ngắn gọn, súc tích, ở thì hiện tại, bao gồm 1 biến hoặc nhiều hơn, tập trung vào mô tả biến, khám phá mối quan hệ giữa các biến, đánh giá sự khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu. Ví dụ:

1) Biến X được mô tả như thế nào trong quần thể cụ thể?
2) Nhận thức gì về biến X trong quần thể cụ thể?
3) Biến X có mối tương quan với biến Y và Z không?
4) Có sự khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 về biến X không?

Giả thuyết nghiên cứu (hypothesis)

Dự kiến mối quan hệ giữa các biến trọng một quần thể xác định cụ thể. Giả thiết nghiên cứu như một lời giải thích rõ ràng cho vấn đề và mục đích nghiên cứu, hay là dự đoán những kết quả mong đợi/ kết quả nghiên cứu. Giả thiết nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, thu thập số liệu, phương pháp phân tích, giải thích kết quả.
Nguồn để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu:

• Quan sát hiện thượng
• Phân tích học thuyết
• Tổng quan tài liệu

Các loại giả thiết nghiên cứu: Một nghiên cứu có thể có từ 1 đến 5 giả thiết hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào độ phức tạp của nghiên cứu. Loại giả thiết được lựa chọn dựa vào mục đích của nghiên cứu, bao gồm:

• Liên quan (Associative) – Nguyên nhân (Causal): Mối quan hệ được xác định trong giả thiết là liên quan hoặc nguyên nhân. Thể hiện mối quan hệ thuận nghịch hoặc quan hệ nhân quả giữa các biến. Giả thiết liên quan chỉ ra mối quan hệ giữa các biến, chứ không đề cập đến nguyên nhân ( biến độc lập) và hệ quả (biến phụ thuộc) như giả thiết nguyên nhân.

• Đơn giản (Simple) - Phức tạp (Complex): giả thiết đơn giản chỉ ra mối quan hệ (liên quan/ nguyên nhân) giữa 2 biến. Giả thiết phức tạp chỉ dự đoán mối quan hệ (liên quan/ nguyên nhân) giữa ba biến hoặc nhiều hơn.

• Định hướng (Directional) – Không định hướng (non-directional): giả thiết không định hướng chỉ ra một mối quan hệ tồn tại nhưng không dự đoán bản chất của mối quan hệ. Nếu hướng của mối quan hệ không rõ ràng trong thực hành lâm sàng hoặc tài liệu thực nghiệm thì nhà nghiên cứu không chỉ rõ bản chất mối quan hệ.

• Nghiên cứu (Research) - Không (null: không có ý nghĩa thống kê giữa 2 biến): Giả thuyết null (H0) hay còn gọi là giả thiết thống kê (statistical hypothesis) được sử dụng để kiểm tra thống kê và diễn giải kết quả thống kê. Thông thường giả thuyết null sẽ không được trình bày. Null hypothesis để chỉ ra không có mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu. Giả thiết nghiên cứu hay còn gọi là giả thiết thay thế (alternative research- H1/ HA) , chỉ ra có quan mối hệ giữa các biến nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo:
Burns, N., Grove, S.K.(1999). Understanding Nursing Research (2nd ed) . Philadelphia: WB. Saunders

 Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh