Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Phương pháp học tập

Phương pháp SQ3R16/05/2017 04:36:29

SURVEY (KHẢO SÁT)
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng chỉ có một cách đọc duy nhất – đọc từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng. Đó là cách tốt nhất (phù hợp nhất) để đọc một cuốn tiểu thuyết bởi vì bạn không muốn biết về xu hướng tình tiết tiếp theo hoặc kết cục bất ngờ cho đến khi bạn đọc tới nó. Nhưng để nghiên cứu một tài liệu nào đó thì cần một chiến lược hoàn toàn khác. Việc khảo sát trước và có cái nhìn tổng quát về tài liệu học tập là việc làm trước tiên và rất quan trọng. Trên thực tế, bạn cần thử tìm ra tính khả thi về tài liệu mà bạn sẽ đọc trước khi bạn đọc nó.
Lý do đằng sau mục tiêu khảo sát trước khi đọc được dựa trên phương thức học tập và cách thức lưu giữ thông tin của con người. Nói dễ hiểu, chúng ta nắm được thông tin mới trên cơ sở những thông tin mà chúng ta đã biết. Khi chúng ta tìm hiểu về cây cần sa, chúng ta lưu giữ những thông tin này dựa trên cái chúng ta đã biết về thuốc hướng thần, và chúng ta có kiến thức về một chủ đề càng tốt thì chúng ta càng dễ dàng học và ghi nhớ thông tin mới về nó. Đặc biệt, chúng ta càng sở hữu nhiều những thông tin chung về chủ đề, thì càng dễ dàng để học tập và ghi nhớ những thông tin chi tiết về chủ đề đó (Ausubel,1960; Deese & Deese, 1979).
QUESTION (ĐẶT CÂU HỎI)
Sau khi bạn khảo sát tài liệu học tập mà bạn sẽ đọc (Đọc lời mở đầu, xem qua các tiêu đề), Robinson gợi ý bước tiếp theo là đặt ra các câu hỏi. Và việc này nên được thực hiện trước khi thực hiện việc đọc tài liệu. Những câu hỏi nên được tăng lên trong khi khảo sát tài liệu và trong lần đọc đầu tiên. Những câu hỏi này sẽ mang lại cho bản thân bạn những nỗ lực để hiểu và nắm vững nội dung của cuốn sách. Đặt ra những câu hỏi sẽ giúp bạn tập trung tâm trí trong quá trình học tập và đặt trọng tâm chú ý vào những thông tin thích hợp. Khí bạn xác định chính xác thông tin để trả lời cho các câu hỏi, bạn nên đánh dấu các thông tin đó (gạch dưới, tô đậm,…)
READ (ĐỌC)
Sau 2 bước S (Khảo sát) và Q (Đặt câu hỏi), là lúc bạn bắt đầu đọc tài liệu theo cách thông thường (cách mà bạn vẫn thường thực hiện). Mặc dù bạn đã phải bỏ ra nhiều thời gian để chuẩn bị cho bước này, việc đọc của bạn chắc chắn là sẽ hiệu quả hơn, xứng đáng với thời gian chuẩn bị mà bạn bỏ ra. Trên thực tế, nếu bạn đầu tư thời gian, bạn sẽ nâng cao (cải thiện) được khả năng đọc tài liệu của mình.
RECITE (GHI NHỚ)
Trong khi nghiên cứu, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi bạn bỏ thời gian đọc đi đọc lại tài liệu, hoặc là đọc tài liệu và sau đó tiến hành thuật lại tài liệu (tự thuật lại). Việc thuật lại chắc chắn là một phần hữu ích nhất của quá trình học tập và nghiên cứu. Việc thuật lại tài liệu sẽ cảnh báo cho bạn những kiến thức mà bạn chưa thực sự nắm được (những kiến thức mà bạn không thể thuật lại được) , và như vậy, nó làm quá trình học tập và nghiên cứu của bạn trở nên hiệu quả hơn.
A.I.Gates (1917) phát hiện ra rằng những người dành 80 phần trăm thời gian thuật lại danh sách và chỉ 20 phần trăm để đọc danh sách ấy thì họ nhớ lại nhiều hơn gấp đôi so với những người dùng toàn bộ thời gian của họ chỉ để đọc. Điều này có vẻ đặc biệt đúng với những sinh viên dành thời gian để hiểu ý nghĩa của những gì họ đang học hơn là nhớ nó theo kiểu học thuộc lòng (Honeck, 1973). Các câu hỏi cuối mỗi bài học sẽ giúp bạn kiểm tra những gì bạn vừa học.
REVIEW (ĐỌC LẠI)
Sau khi bạn vừa học những thông tin mới trong văn bản bằng việc đọc (read) và thuật lại (recite), bạn sẽ phải cần thêm một bước cuối cùng mà hầu hết sinh viên bỏ quên: Đọc lại những gì bạn vừa học một vài lần trước khi bạn được kiểm tra. Mục tiêu của quá trình đọc lại là để nắm được ngay lập tức tài liệu học tập. Quá trình học tập không dừng lại (kết thúc) khi ngay lần đầu bạn có thể thuật lại tài liệu học tập mà không mắc lỗi. Khả năng nhắc lại được những thông tin này có thế được tăng cường đáng kể sau này bởi việc đọc lại nó nhiều lần trước khi bạn được kiểm tra (Krueger, 1929).

                                                                                          --o0o--

                                                                                                                                Người sưu tầm: Phan Thị Bích Thuận

                                                                                                                                Nguồn: http://lethanhha.edublogs.org/