Thiết lập mục tiêu15/09/2017
Một mũi tên khi được bắn ra cho tới khi tới đích, nó trúng đích trước hết là do kiên định trong suốt quãng đường bay.
Đối với tầm nhìn, chúng ta luôn phải đặt ra những mục tiêu, những cột mốc trong suốt chặng đường đi đến viễn cảnh. Điều đó giúp chúng ta biết được mình có đang đi chệch hướng hay không.
Mục tiêu cần phải đảm bảo quy tắc SMART.
Specific – cụ thể
Measurable – đo lường được
Achievable – vừa sức
Realistics – thực tế
Timebound – có thời hạn
Quy tắc SMART còn được phát triển thành SMARTER.
Engagement – cam kết
Relevant – thích đáng
Trên con đường đi đến mục tiêu, có rất nhiều vấn đề nảy sinh. Thực ra, nếu con đường không có trở ngại gì thì điều đó có nghĩa là nó chẳng dẫn bạn tới đâu cả. Đôi khi, việc đi chệch mục tiêu chưa hẳn là một việc xấu. Pfizer đã mong muốn tạo ra loại thuốc trị bệnh nhồi máu cơ tim trong quá trình tạo ra Viagra.
Có ba con ếch đang trôi lềnh bềnh trên sông trên một chiếc lá, một con quyết định nhảy xuống sông, hỏi còn lại mấy con?
Nếu câu trả lời là 2, đó không phải câu trả lời đúng.
Chẳng còn con nào cả – cũng sai.
Câu trả lời đúng là còn lại 3 con, vì “quyết định nhảy” với “nhảy” là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Mục tiêu không có hành động – kết quả bằng không.
Trong bộ phim A Perfect Storm, vị thuyền trưởng đã hỏi thuỷ thủ đoàn của mình rằng họ muốn chờ cho cơn bão đi qua rồi quay về hay đối mặt và vượt qua cơn bão, đây là một quyết định khó khăn vì nếu không cập cảng sớm thì mẻ lưới gồm 30 tấn cá sẽ bị hỏng, tất cả thuỷ thủ đoàn đều rất cần tiền vì vậy 30 tấn cá này là cứu cánh của họ. Còn nếu vượt qua cơn bão, họ có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thuỷ thủ đoàn đã chọn cách vượt qua cơn bão.
Mục tiêu của thuỷ thủ đoàn là gì? Nhiệm vụ của họ là gì? Bằng cách đặt mục tiêu lên trên trước nhiệm vụ, cuối cùng tất cả đã bị nhấn chìm bởi cơn bão.
Trong tiếng Anh, có những từ như Goal, Objective, Target, Milestone, Achievement, mặc dù trong ngôn ngữ của chúng ta thì nó chỉ là “mục tiêu”. Khi không phân biệt được sự khác nhau giữa chúng, ta có thể tạo ra cho mình một kết cục như thuỷ thủ đoàn trong câu chuyện trên.
Goal : is a state of affairs or a state of a concrete activity domain which a person or a system is going/tends to achieve or obtain. Đây là từ chỉ mục tiêu lớn và rộng hơn các từ còn lại.
Objective : Nhỏ hơn Goal, trong Goal có nhiều Objective.
Target : Cũng là mục tiêu, nhưng có tính chất chỉ hướng, hướng đến một Objective.
Milestone : Cột mốc, xác định một điểm.
Achievement : Thành tựu. Đạt được Goal có thể gọi là Achievement.
Người Trung Quốc có một loại hộp, trong hộp có hộp, trong hộp lớn có hộp nhỏ hơn. Vạn vật đều là hệ thống. Cơ cấu hành chính của mọi quốc gia cũng nằm trong một hệ thống và mọi thứ đều có mục đích.
Vì thế phải đặt câu hỏi “Mục đích của mục đích là gì?” Càng hỏi chúng ta sẽ càng lọt vào cái hộp lớn nhất, thấy được tổng thể và từ tổng thể sẽ thấy được từng phần.
» Tin mới nhất:
- POWER phương pháp học hiệu quả cho sinh viên
- Phương pháp nâng cao trí nhớ
- PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI TRONG MÔN NHẬT NGỮ
- MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TÍCH CỰC
- Cải tiến phân loại tư duy của Bloom
- Phương pháp tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu
- Chia sẻ tài liệu luyện thi TOEIC, IELTS,...
- PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC TẬP SÁNG TẠO HIỆU QUẢ “POMODORO”
» Tin khác:
- TỰ HỌC IELTS TỪ CON SỐ 0 LÊN 4.5~5.5
- Bệnh án Phục hồi chức năng
- 8 kỹ năng làm việc nhóm cần thiết trong công việc
- 9 cách giúp bạn thuyết trình thành công
- Phương pháp SQ3R
- SINH VIÊN Y KHOA ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO CHO CÓ HIỆU QUẢ?
- 4 bước cơ bản phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Rèn luyện kỹ năng học và tự học hiệu quả
- PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM (TBL - TEAM BASED LEARNING)
- Bí quyết nhớ lâu của người ghi nhớ giỏi nhất nước Mỹ