Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin điều dưỡng

Suy hô hấp sơ sinh: Dấu hiệu và xử trí17/06/2021

SUY HÔ HẤP SƠ SINH: DẤU HIỆU VÀ XỬ TRÍ

1. Dấu hiệu và triệu chứng suy hô hấp rất thay đổi, bao gồm:

- Phập phồng cánh mũi

- Rút lõm trên xương ức/giữa khoang liên sườn/dưới xương sườn.

- Thở yếu, rối loạn nhịp thở, hoặc cả hai

- Thở nhanh và các cơn ngừng thở

- Tím, xanh tím, vân tím, thời gian đổ đầy mao mạch kéo dài, hoặc kết hợp

- Tụt huyết áp.

Các triệu chứng và dấu hiệu có thể xuất hiện ngay sau sinh hoặc sau vài phút đến vài giờ.

2. Điều trị

Các bước điều trị ban đầu bao gồm: kích thích nhẹ nhàng, cố định đầu và hút dịch ở miệng và mũi, sau đó tiến hành:

- Cho thở Oxy

- Hỗ trợ thở áp lực dương tính liên tục (CPAP)

- Thông khí nhân tạo hoặc bóp bóng qua mask

Những sơ sinh không cải thiện về mặt oxy hóa máu sau khi thực hiện các biện pháp trên cần tiến hành các thăm khám lâm sàng và cân lâm sàng nhằm loại trừ vấn đề tim bẩm sinh và điều trị thông khí nhân tạo tần số cao, NO, oxy hóa ngoài màng cơ thể (ECMO), hoặc tất cả.

Liệu pháp Oxy

-  Oxy: cung cấp cho trẻ thông qua cannula mũi, mask, hoặc mũ trùm đầu, với nồng độ Oxy chỉ định để đạt được áp lực oxy trong máu 50-70 mm Hg ở sơ sinh đẻ non và 50-80 mm Hg ở sơ sinh đủ tháng hoặc độ bão hòa Oxy 84-90% ở sơ sinh non tháng và 92-96% ở sơ sinh đủ tháng.

- Áp lực Oxy động mạch thấp hơn ở sơ sinh non tháng cung cấp đủ độ bão hòa oxy cho hemoglobin, bởi vì Hb sơ sinh có ái lực gắn Oxy cao, duy trì áp lực oxy động mạch cao sẽ dẫn tới nguy cơ bệnh võng mạc trẻ sơ sinh non tháng.

-  Oxy cung cấp cho trẻ phải được làm ấm (36-370C) và được làm ẩm nhằm chống tăng tiết dịch và co thắt phế quản.

-   Đặt catheter động mạch rốn thường được tiến hành để lấy máu xét nghiệm

- Những sơ sinh mà không đáp ứng với những chăm sóc và điều trị trên cần phải tiến hành bù dịch để cải thiện cung lượng tim và cân nhắc chỉ định thở CPAP hoặc bóp bóng qua mask có Oxy (40-60 lần/phút). Nếu trẻ không cải thiện, đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo được chỉ định, những trẻ sơ sinh cực non tháng (< 28 tuần thai hoặc < 1000gr) cần được hỗ trợ thông khí nhân tạo ngay sau sinh và chỉ định bơm surfactant dự phòng. Bởi vì nhiễm khuẩn huyết sơ sinh là nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy hô hấp ở sơ sinh, xét nghiệm cấy máu được tiến hành thường quy và chỉ định ngay kháng sinh cho những trẻ sơ sinh có nhu cầu Oxy cao trong khi chờ đợi kết quả cấy máu.

- Hỗ trợ thông khí áp lực dương liên tục (CPAP): CPAP cung cấp Oxy ở áp lực dương, thông thường 5-7 cmH2O, nhằm duy trì mở phế nang và cải thiện sự oxy hóa máu bằng cách giảm lượng máu qua shunt ở những vùng phổi bị xẹp khi trẻ sơ sinh thở tự nhiên. CPAP có thể cung cấp Oxy cho trẻ thông qua gọng mũi và các dụng cụ khác nhằm cung cấp áp lực dương tính liên tục trong đường thở và cũng có thể cung cấp thông qua một ống nội khí quản gắn với máy thở với tần số bằng 0. Chỉ định CPAP khi bệnh nhân suy hô hấp có nhu cầu FiO2 ≥ 40% để duy trì PaO2 trong giới hạn cho phép (50-70 mm Hg) (ví dụ: xẹp phổi lan tỏa, hội chứng suy hô hấp mức độ nhẹ, phù phổi). CPAP có thể được chỉ định nhằm hạn chế hoặc làm giảm nhu cầu thở máy áp lực dương.

Người viết

Đặng Thị Thanh Thương