VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP ĐIỀU DƯỠNG19/09/2022
VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP ĐIỀU DƯỠNG
Giao tiếp là hành động truyền và nhận thông tin giữa người với người thông qua giao tiếp bằng lời nói và không lời. Giao tiếp giữa các cá nhân là một quá trình để truyền đạt ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của một người cho người khác.
Giao tiếp hiệu quả là thành phần không thể thiếu để công tác chăm sóc sức khỏe đạt chất lượng. Điều dưỡng là người dành nhiều thời gian cho người bệnh và thân nhân hơn bất kỳ nhân viên y tế nào, trong đó Điều dưỡng dành khá nhiều thời gian cho công việc giao tiếp với người bệnh . Điều dưỡng có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thì sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực trong chăm sóc sức khỏe người bệnh như tăng tỷ lệ hồi phục, tăng cảm giác an toàn và được bảo vệ từ đó cải thiện tình trạng tâm lý của người bệnh, nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh, sự chăm sóc của Điều dưỡng được đánh giá cao hơn, người bệnh tăng cường phối hợp trong quá trình chăm sóc và tuân thủ điều .Ngoài ra, giao tiếp còn hỗ trợ việc thực hiện công việc Điều dưỡng chính xác, nhất quán, dễ dàng, thể hiện sự chuyên nghiệp.
Nếu Điều dưỡng giao tiếp không hiệu quả, đặc biệt đối với kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân sẽ dẫn đến những kết quả không tốt như làm tăng thời gian nằm viện, sự không hài lòng của người bệnh, giảm sự phối hợp của người bệnh trong chăm sóc, gây ra sự chậm trễ và hiệu suất làm việc nhóm kém trong chăm sóc người bệnh nặng và lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh CDC ước tính rằng 80% trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ do sai sót y khoa có liên quan đến thông tin sai lệch. Cải thiện giao tiếp đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ sai sót y khoa. Do đó việc nâng cao chất lượng giao tiếp cho Điều dưỡng là thật sự cần thiết.
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Tài liệu tham khảo:
1. Bramhall E. (2014). Effective communication skills in nursing practice. Nursing Standard, 29(14), 53-59.
2. Kourkouta, L., Papathanasiou, I.V. (2014). Communication in Nursing Practice. Communication in Nursing Practice, 26(1), 65-67.
3. Wunea, G., Ayalewb, Y., Hailub, A., Gebretensaye, T. (2020). Nurses to patients communication and barriers perceived by nurses at Tikur Anbessa Specilized Hospital, Addis Ababa, Ethiopia 2018. International Journal of Africa Nursing Sciences,12, 1-5.
4. James, J.T. (2013). A new, evidence-based estimate of patient harms associated with hospital care. Journal of Patient Safety, 9(3), 122–128.
» Tin mới nhất:
- Cần tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện và đầy đủ tiện nghi cho nghề điều dưỡng
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- WHO CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN VỀ CHẤT BÉO VÀ CARBOHYDRATE
- CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- QUẢN LÝ ĐỒ VẢI Y TẾ
- KHUYẾN CÁO TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐỐI VỚI DỊCH BỆNH COVID TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN TIÊM CHỦNG COVID-19
- TÌNH TRẠNG VÔ SINH TRÊN THẾ GIỚI
- CHỈ THỊ 06_BYT VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC Y TẾ ĐÓN TẾT 2023
- QUẢN LÝ ĐAU
» Tin khác:
- LIỆU PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG CHĂM SÓC VÀ TRỊ LIỆU TINH THẦN
- HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID19 Ở TRẺ EM
- GIÁ TRỊ CỦA SỮA MẸ
- Suy hô hấp sơ sinh: Dấu hiệu và xử trí
- NHỮNG LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO PHỤ NỮ TRÊN 50 TUỔI
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO PHỤ NỮ
- Chăm sóc điều dưỡng trong đau mãn tính phần 1
- Chế độ ăn kiềm: Những điều bạn cần biết
- LỢI ÍCH CỦA NGUỒN OESTROGEN TỰ NHIÊN
- 5 điểm mấu chốt cho một chế độ ăn lành mạnh