0236.3827111

Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn ( Septicemia & septic shock)


I. Nhiễm khuẩn huyết
1. Khái niệm
- Nhiễm khuẩn huyết (Septicemia) là tình trạng nhiễm trùng toàn thân rất nặng do vi khuẩn từ một ổ nhiễm khuẩn hoặc từ ngoài xâm nhập vào dòng máu, sinh sôi và phát triển trong máu gây ra tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng có khi sốc và các ổ di bệnh ở nhiều cơ quan bộ phận rất dễ tử vong.
- Vãng khuẩn huyết ( Bacteremia ) là sự có mặt của vi khuẩn ở trong máu được xác định bởi cấy máu dương tính nhưng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
2. Mầm bệnh
Có rất nhiều loại vi khuẩn dẫn đến NKH nh ưng thường được xếp thành 3
nhóm:
2.1. Các VK Gram dương
- Tụ cầu, phế cầu, liên cầu
- Trong đó tụ cầu vàng gây bệnh bằng cả ngoại, nội độc tố v à có khả năng
kháng thuốc cao
2.2. Các VK Gram âm
- Trực khuẩn đường ruột ( E. Coly, Klepsiella, Elterobacter…)
- Trực khuẩn mủ xanh: hay gây bệnh trong bệnh viện (nh ư thay băng, đặt ống sonde dạ dầy, sond bàng quang…)
2.3. Các VK kỵ khí như: Bacteroid Fragilis, Clostridium Perfringens
3. Yếu tố thuận lợi
NKH thường xảy ra trên những bệnh nhân có tình trạng sau:
3.1. Cơ địa suy giảm sức đề kháng
- Suy giảm bạch cầu: Suy tuỷ, dùng hoá chất
- Suy giảm miễn dịch: Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch
mắc phải, dùng corticoid kéo dài
- Mắc một số bệnh: đái đường, ung thư, xơ gan, sỏi mật, sỏi thận…
3.2. Các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (có đ ường vào của vi khuẩn)
- Đặt catheter tĩnh mạch
- Thở hỗ trợ: đặt nội khí quản, thở máy
- Đặt sond dạ dầy, sond bàng quang…
- Nạo phá thai
- Nhổ răng
- Trích nặn nhọt non, trích apxe, bỏng…
4. Cơ chế bệnh sinh

- Để gây ra tình trạng NKH trước tiên phải có mặt của vi khuẩn trong
máu. Vi khuẩn vào máu có thể từ hai nguồn:
+ Nội mạch: Vi khuẩn từ các ổ vi êm trong lòng mạch ( như viêm màng trong tim, viêm lỗ thông động tĩnh mạch, dụng cụ ti êm chích... ) vào trong dòng máu.
+ Ngoại mạch: Vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn ngo ài lòng mạch ( apxe phổi, apxe gan, apxe thận, apxe thành sau họng, viêm đường mật, viêm đường tiết niệu, vết bỏng, đinh râu, hậu bối...), hoặc từ những dụng cụ không vô trùng, tay bẩn ( ống nội soi, dụng cụ mở khí quản, chạy thận nhân tạo, dụng cụ phẫn thuật, nhổ răng, nạo phá thai, dụng cụ tiêm trích, máy hút đờm rãi, máy thở...) vào dòng máu.
- Vi khuẩn vượt qua hàng rào bảo vệ quanh ổ nhiễm khuẩn ngoại mạch, hoặc từ nguồn nhiễm khuẩn nội mạch vi khuẩn theo đ ường bạch huyết, vượt qua hạch khu vực thâm nhập vào dòng máu.
- Khi vào trong dòng máu, gặp quá trình đại thực bào của cơ thể xẩy ra ở gan và lách, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt tại đây. NKH chỉ xảy ra khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, tiết ra độc tố, gây ra t ình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.
5. Triệu chứng lâm sàng
Lâm sàng NKH thường rất đa dạng nhưng thường có một số biểu hiện
chính sau:
5.1. Nhiễm khuẩn toàn thân nặng
- Sốt cao rét run hoặc thân nhiệt giảm.
- Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
- Mê sảng, ly bì, mệt bơ phờ.
- Da xanh tái hoặc vàng nhẹ, có thể phát ban.
- Mạch nhanh, huyêt áp giảm, thở nhanh.
5.2. Phản ứng của hệ liên võng nội mô và tạo huyết
- Gan to, lách to
- Bạch cầu tăng cao hoặc giảm
- Hồng cầu giảm
- Tiểu cầu giảm và xuất huyết
- Viêm nội mạch mao quản.
5.3. ổ di bệnh
Là những ổ nhiễm khuẩn thứ phát, có thể gặp ở nhiều n ơi trong cơ thể:
- Phổi: apxe phổi, viêm mủ màng phổi.
- Tim: Viêm nội tâm mạc, viêm mủ màng ngoài tim.
- Não: Tắc mạch, apxe, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não mủ.
- Gan: Viêm gan, apxe gan.
- Thận: Viêm thận cấp, apxe quanh thận.
- Dạ dày- ruột: Chảy máu, viêm ruột hoại tử.
- Xương khớp: viêm khớp mủ, viêm xương.
- Da cơ: Mụn mủ, tắc mạch hoại tử, viêm mô tế bào, viêm cơ, apxe cơ.
6. Xét nghiệm
6.1. Cấy máu
- Cần lấy máu 2-3 lần cách 30-60 phút, lúc nhiệt độ cao, khả năng dương
tính sẽ cao hơn.

- Cấy máu là xét nghiệm quan trọng nhất, có giá trin chẩn đoán xác định NKH, tuy nhiên nếu cấy máu âm tính cũng không loại đ ược NKH , nhất là khi bệnh nhân đã dùng kháng sinh.
6.2. Cấy dịch cơ thể (dịch não tuỷ, dịch màng phổi, dịch màng tim, mủ từ ố apxe, từ các ống dẫn lưu, dụng cụ phẫn thuật…): Chỉ có giá trị gợi ý chẩn đoán m à không có giá trị chẩn đoán xác định NKH.
6.3. Các xét nghiệm khác
- Công thức máu: Bạch cầu tăng cao hoặc giảm, hồng cầu giảm, tiểu cầu

giảm .

- Sinh hoá máu: Đường máu hạ, ure tăng, axit lactic tăng…
- Nước tiểu: Có protein.

II. Sốc nhiễm khuẩn
1. Khái niệm
- Sốc nhiễm khuẩn ( Septic Shock ) l à biến chứng nặng của NKH, có thể xảy ra với NKH các loại, đặc biệt là NKH do trực khuẩn gram (-); Đặc điểm lâm sàng là tình trạng suy tuần hoàn cấp với biểu hiện tụt huyết áp, k èm theo suy nhiều phủ tạng (MODS), đặc biệt l à hội chứng suy hô hấp cấp ở ng ười lớn (ARDS) và suy thận cấp.
- Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là tình trạng cấp cứu trong các bệnh nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong cao từ 40 - 70% nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
2. Mầm bệnh
- Đa số (2/3) các trường hợp là do trực khuẩn gram (-), thường từ các nhiễm khuẩn bệnh viện, hay xảy ra ở bện h nhân suy giảm miễn dịch và bệnh nhân có bệnh mạn tính.
- Số còn lại (1/3) trường hợp sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram (+) v à nấm Candida, ngoài ra còn gặp do tụ cầu, và một số vi khuẩn kỵ khí hay gặp ở phụ nữ trẻ liên quan đến những ổ nhiễm khuẩn ở sâu, kín.
3. Các yếu tố thuận lợi
SNK thường xảy ra trên những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn
dịch như:
- Đái đường, xơ gan, giảm bạch cầu do dùng thuốc chống ung thư.
- Trong tiền sử có nhiễm khuẩn dường tiết niệu, đường mật, đường tiêu

hoá...

- Dùng corticoid kéo dài.
- Trẻ sơ sinh hoặc người già yếu, suy kiệt.

4. Cơ chế bệnh sinh
- Cơ chế SNK đến nay chưa được giải thích đầy đủ, tuy nhi ên có thể lý
giải cơ chế bệnh sinh của SNK liên quan dến một số yếu tố:
+ Độc tố của vi khuẩn và một số chất khác từ vi khuẩn giải phóng ra kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
+ Những yếu tố tham gia như: các chất trung gia hoá học (histamine, brradykinine, serotonin...),thành ph ần lipid giải phóng từ thành của trực khuẩn gram(-)
- Những yếu tố này gây ra hai giai đoạn biến đổi:
+ Giai đoạn đầu: giãn các động mạch và tiểu động mạch làm giảm lực cản của động mạch ngoại vi, v ì vậy lượng máu được tống ra ngoại vi, các đầu chi ấm.

+ Giai đoạn sau: Co mạch ngoại vi, lực cản v ì thế tăng, máu không tới đầy đủ các mao mạch, đặc biệt ảnh h ưởng tới thận, não, phổi. Do đó huyết áp tụt, thiểu niệu, vô niệu, ý thức ly b ì, u ám, suy chức năng một hay nhiều phủ tạng.
5. Triệu chứng lâm sàng
5.1. Triệu chứng NKH có từ trước ( tham khảo phần NKH)
5.2. Dấu hiệu suy tuần hoàn cấp
- Trên da, đầu chi lạnh tím, xuất hiện các vân tím ở tr ên da ( giai đoạn

muộn)

- HA hạ( HA tối đa < 90 mmH ), hoặc huyết áp kẹt.
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt
- Đái ít, nước tiểu giảm < 20ml/ giờ

5.3.. Các dấu hiệu kèm theo
Thường xuất hiện sau cơn rét run:
- Tinh thần: vật vã kích thích, lo lắng
- Xuất huyết lan toả.
- Giai đoạn đầu ( choáng nóng): da nóng, m àu sắc bình thường, huyết áp
có thể hơi tăng, mạch nhanh nên thường dễ bỏ qua.
6. Xét nghiệm
6.1. Công thức máu
- Lúc đầu bạch cầu có thể giảm, bạch cầu đa nhân có khi xuống tới 20%,
tiểu cầu cũng giảm dưới 50.000/mm3.
- Sau1-4 giờ, bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng > 80%.
6.2. Ure máu và creatinin máu tăng, nư ớc tiểu có protein.
6.3. Độ pH trong máu cũng thay đổi tuỳ từn g giai đoạn: lúc đầu tăng, sau giảm.
III. Nguyên tắc chung điều trị NKH và SNK
Tỷ lệ tử vong của NKH và SNK rất cao, từ 25- 90%, tùy thuộc vào độ
nặng nhẹ và cấp cứu sớm hay muộn.
1. Những xét nghiệm và thăm dò cần làm
Để chỉ định điều trị thích hợp, cần tiến hành những xét nghiệm và thăm dò cần thiết sau:
- Công thức máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- pH máu: PO2, PCO2 máu động mạch.
- Điện giải đồ
- Chức năng thận.
- Điện tim
- Lượng nước tiểu/ 24 giờ.
- Phân lập vi khuẩn từ máu và ổ nhiễm khuẩn tiên phát hoặc thứ phát.
2. Khôi phục khối lượng tuần hoàn
- Cần nhanh chóng truyền đủ dịch để khôi phục huyết áp v à tăng cường tưới máu cho tổ chức.
- Các loại dịch truyền:
+ Dung dịch đẳng trương: NaCl 9%o, Ringer lactat, Glucose 5%,
Natribicacbonat 14 %o.
+ Dịch keo: Dextran, Plasma, Haemacel...
+ Máu toàn phần nếu có mất máu.
- Cần theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm và đấu hiêu sinh tồn để điều
chỉnh loại dịch và tốc độ truyền cho phù hợp.

3. Thuốc vận mạch
- Các loại thuốc: Dopamin, Dobutamin làm tăng sức bóp của tim khi đã truyền đủ dịch, tăng nuôi dưỡng tổ chức ngoại vi, giãn mạch thận, tim, não, cải thiện huyết áp và nhịp tim.
- Các dùng: Pha thuốc vào dung dịch đẳng trương, truyền nhỏ giọt tĩnh
mạch hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
4. Điều trị hỗ trợ và hồi sức cấp cứu
- Chống suy hô hấp: Thở oxy qua mũi hoặc qua ống thông, hút đờm r ãi, hô hấp hỗ trợ.
- Chống toan chuyển hoá và rối loạn điện giải.
- Chống xuất huyết và thiếu máu: truyền máu, truyền khối tiểu cầu, khối
hồng cầu, huyết tương tươi hoặc máu tươi khi cần thiết.
- Điều trị suy thận cấp, bù đủ dịch, duy trì huyết áp, lợi tiểu.
- Giá trị của liệu pháp corticoid chưa được xác minh chắc chắn trong điều
trị sốc nhiễm khuẩn, tuy vậy vẫn đ ược dùng trong những trường hợp cần thiết.
5. Điều trị căn nguyên
- Dùng kháng sinh theo nguyên tắc:
+ Dùng kháng sinh ngay sau khi lấy bệnh phẩm.
+ Làm kháng sinh đồ và chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh
đồ.
+ Trong khi chờ kết quả phân lập vi khuẩn cần điều trị dựa v ào
phỏng đoán lâm sàng.
+ Ngừng kháng sinh sau vài ngày kể từ khi hết sốc, hết sốt và ổ
nhiễm trùng tiên phát được giải quyết.
- Loại trừ ổ viêm nếu có thể được: Dẫn lưu ổ apxe, ổ mủ sâu, lấy dị vật,
cắt bỏ tổ chức hoại tử...
IV. Chăm sóc
1. Nhận định chăm sóc
BN nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn rất nặng và cấp cứu cần phải theo dõi và chăm sóc tốt. Cần có sự phối hợp nhịp nh àng giữa điều dưỡng và bác sỹ điều trị. Điều dưỡng viên luôn ở bên bệnh nhân, theo dõi và nhận định bệnh nhân hàng giờ, dựa vào hỏi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, quan sát kỹ lưỡng và khám xét cẩn thận để có kế hoạch chăm sóc ph ù hợp.
1.1. Hỏi
- Bệnh xuất hiện từ bao giờ, từ từ hay đột ngột.
- Diễn biến của các triệu chứng nh ư sốt cao, rét run (vì sốc thường xảy ra sau cơn rét run ), số lần, số lượng nước tiểu.
- Khai thác tiền sử vết thương, tiêm chích, mụn nhọt hoặc đang điều trị
bệnh gì..
1.2. Khám
- Quan sát tinh thần: Tỉnh, ly bì, lơ mơ, vật vã, kích thích hoặc hôn mê.
- Quan sát vẻ mặt, sắc da: Mặt bình thường hay hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, da hồng, vàng nhạt hay xanh tái, trên da có ban, bệnh nhân có xuất huyết dưới da, có vã mồ hôi không.
- Sờ trán, sờ tay chân bệnh nhân xem có lạnh, nhớp nháp, mạch có nhanh
nhỏ khó bắt. Nếu bệnh nhân sốt mà tay chân lạnh là có khả năng bị sốc.
- Lấy mạch, nhiệt độ, nhịp thở 15 - 30 phút / lần, khi mạch > 90 lần/ phút
mà bệnh nhân không có sốt phải báo cho thầy thuốc ngay v ì sốc có thể xảy ra.

- Chú ý phát hiện ổ di bệnh ở các cơ quan, nhất là ở phổi, thận, não...
- Đo lượng nước tiểu/ 24 giờ.
- Thực hiện nhanh chóng và lấy đầy đủ các xét nghiệm:
• Công thức máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
• pH máu: PO2, PCO2 máu động mạch.
• Điện giải đồ
• Chức năng thận.
• Điện tim
• Lượng nước tiểu/ 24 giờ.
• Phân lập vi khuẩn từ máu và ổ nhiễm khuẩn tiên phát hoặc thứ
phát.
- Thường xuyên kiểm tra bệnh án để triển khai kịp thời y lệnh của thầy
thuốc.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cấp cứu v à truyền dịch để nhanh chóng truyền dịch theo đúng y lệnh, phối hợp giúp bác sỹ dặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt nội khí quản...
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Suy chức năng các cơ quan do độc tố của vi khuẩn.
- Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Cơ thể suy kiệt do bệnh nặng và bệnh nhân không tự chăm sóc đ ược.
- Gia đình và bệnh nhân lo lắng về bệnh tật.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Hỗ trợ làm giảm tình trạng suy chức năng các cơ quan.
- Hạ thân nhiệt và làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Tăng cường chăm sóc toàn diện, giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ.
- Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
4.1. Hỗ trợ làm giảm tình trạng suy chức năng các cơ quan.
4.1.1. Điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn
- Để bệnh nhân nằm đầu thấp, không dựng ngồi dậy, thay quần áo, phục
vụ ăn uống, đại tiểu tiện đều ở tại gi ường và trong tư thế nằm.
- Nhanh chóng truyền dịch đảm bảo loại dịch, tốc độ truyền đúng y lệnh của bác sỹ. Chú ý theo dõi sát tốc độ truyền, đề phòng phù phổi cấp. Khi mạch và huyết áp ổn định phải giảm tốc độ truyền ngay.
- Đặt sonde bàng quang để theo dõi lượng nước tiểu. Nước tiểu tăng là dấu hiệu tốt.
- Kết hợp theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm để điều chỉnh tốc độ dịch
truyền.
- Lấy máu làm xét nghiệm điện giải đồ, độ pH để theo d õi tình trạng toan
hoá máu, toan chuyển hoá.
- Đảm bảo truyền Dopamin đúng liều l ượng, theo dõi đáp ứng của mạch,
huyết áp bệnh nhân.
4.1.2. Điều chỉnh rối loạn hô hấp
- Cho bệnh nhân nằm trong phòng thoáng, có đầy đủ các phương tiện cấp
cứu.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng hô hấp của bệnh nhân: nhịp thở, kiểu thở,
cơn ngừng thở, sự di động của lồng ng ực, rút lõm các cơ hô hấp, môi hồng hay
tím tái.

- Khi bệnh nhân có khó thở phải l àm lưu thông đường thở, hút đờm rãi, cho thở oxy qua sonde hoặc qua ống nội khí quản.
- Bệnh nhân hôn mê phải chuẩn bị các phương tiện đặt nội khí quản, thở máy để hỗ trợ hô hấp khi cần.
4.2. Hạ thân nhiệt và làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Khi bệnh nhân sốt cao phải bỏ bớt quần áo, ch ườm mát cho bệnh nhân hoặc dùng thuốc hạ nhiệt Paraxetamol, không d ùng Salicylate để hạ nhiệt vì có thể gây giảm kết dính tiểu cầu, kích thích ruột, gây chảy máu dạ d ày, ruột.
- Bệnh nhân có cơn rét run do vi khuẩn vào máu hoặc do truyền dịch, cần đề
phòng sốc xảy ra và nhiệt độ có thể tăng cao, nên cho thuốc hạ nhiệt trước.
- Trường hợp bệnh nhân bị hạ thân nhiệt (nhiệt độ< 35.5 o C), cần ủ ấm cho
bệnh nhân.
- Nhanh chóng thực hiện y lệnh dùng kháng sinh theo đúng y l ệnh, đúng
nguyên tắc hoặc theo phỏng đoán lâm s àng.
- Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. ( môi khô, lưỡi bẩn, mặt hốc hác, hơi thở
hôi ).
- Theo dõi tinh thần: Li bì, mê sảng, kích thích, vật vã, hôn mê. Khi bệnh
nhân có biểu hiện trên là tình trạng nhiễm độc nặng.
- Khi bệnh nhân nặng: thực hiện y lệnh d ùng corticoid, phải theo dõi sát, tránh xuất huyết tiêu hoá.
- Bệnh nhân ít ngủ: Động viên bệnh nhân ngủ đúng giờ, tránh lo lắng, không yên tâm điều trị.
4.3. Chăm sóc toàn diện, giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ.
Điều dưỡng viên và người nhà phối hợp để cùng chăm sóc bệnh nhân.
4.3.1. Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn người nhà bệnh nhân chế biến khẩu phần ăn phù hợp với bệnh
nhân nặng, ăn lỏng nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng.
- Khi bệnh nhân tiến triển tốt: Cho thức ăn đặc dần, tiến tới cho ăn chế độ bình thường, lúc này ăn tăng đạm để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khoẻ, khuyến khích bệnh nhân uống nhiề u nước.
- Động viên bệnh nhân ăn hết khẩu phần ăn.
- Bệnh nhân hôn mê: Cho ăn sữa, súp, cháo, nước hoa quả qua sonde dạ
dày.
- Bệnh nhân nặng: Kết hợp nuôi d ưỡng bằng đường tĩnh mạch.
4.3.2. Chăm sóc đặc biệt
- Cho bệnh nhân nằm giường đệm mút hoặc đệm hơi.
- Hằng ngày hướng dẫn người nhà trở mình cho bệnh nhân, xoa bóp các vùng tỳ đè chống loét, vỗ rung vùng ngực và giúp bệnh nhân tự vận động nếu có thể.
- Hướng dẫn người nhà hoặc điều dưỡng viên vệ sinh mắt, mũi, răng miệng
hằng ngày bằng các dung dịch thuốc sát khuẩn họng, thuốc nhỏ mắt, mũi.
- Phối hợp cùng thầy thuốc để chích tháo mủ các ổ apxe, chăm sóc thay băng vết thương hằng ngày.
4.4. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình.
- Ngay sau khi vào viện phải hướng dẫn nội quy khoa phòng, cách phòng bệnh cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.

- Giảng giải cho bệnh nhân và người nhà biết được đây là tình trạng nặng để người nhà cùng phối hợp điều trị; Nguyên nhân gây ra bệnh, diễn biến lâm sàng và biết cách theo dõi, đề phòng những biến chứng có thể xẩy ra.
- Hướng dẫn cụ thể chế độ ăn uống, cách chế biến thức ăn, cách hỗ trợ cho ăn. Chú ý cho bệnh nhân ăn theo y lệnh, không đ ược ăn theo ý thích bệnh nhân.
- Hướng dẫn cách thay đổi tư thế, cách xoa bóp, trở mình cho bệnh nhân.Tắm rửa, thay quần áo, thay chăn màn gối đệm phải được tiến hành theo thường xuyên.
- Không tự ý điều chỉnh tốc độ dịch truyền, không tự ý tháo bỏ kim truyền
(ống thông ) nếu có.
- Trước khi bệnh nhân xuất viện phải l àm xét nghiệm kiểm tra tình trạng sức khoẻ bệnh nhân một cách toàn diện mới cho ra viện.
- Khi ra viện, cần căn dặn người nhà đưa bệnh nhân đến khám lại ngay nếu
có những biểu hiện bất thường ( sốt, mệt mỏi, da xanh...)
5 Đánh giá.
Những kết quả mong muốn khi chăm sóc bệnh NKH v à SNK là:
- Bệnh nhân hết sốt.
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp trở lại ổn định.
- ăn được, ngủ được.
- Thể trạng tốt.

                                                                                           

 

                                                                         Người viết: Nguyễn Thị Lê

                                                                          Nguồn: Bệnh học truyền nhiễm_chủ biên: GS.TSKH BÙI ĐẠI