0236.3827111

NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA SỐC PHẢN VỆ


Những công trình xuất sắc của landsteiner tiến hành trong 30 năm (1900 - 30) đã chứng minh khả năng gây sốc phản vệ của nhiều hoá chất có những nhóm đặc hiệu:- NH2 – CONH2 ;NHOH; - OH; - COOH. Nhờ các nhóm này, hoá chất (hapten) gắn được vào những gốc hoạt động trong phân tử protein của cơ thể như: -COOH; - SH; - Nh2; - NHCNH2 - SN NH

Sự kết hợp của nhóm đặc hiệu trong hoá chất với gốc hoạt động trong phân tử protein dẫn đến kết quả là hoá chất trở thành di nguyên có khả năng mẫm cảm cơ thể, xuất hiện những phản ứng, hội chứng và bệnh dị ứng

Các chất có amin ở vị trí para như paraphenylenđiamin. Sufamide, procaine, w. chuyển hoá trong cơ thể và những sản phầm chuyển hoá trung gian có thể là nguyên nhân gây sốc phản vệ và nhiều bệnh dị ứng khác . thí dụ paraphenylenđiamin khi loạt vào cơ thể chuyển hoá thành điaminoquinon, rồi thành parabenzoquinon.

Đến nay y học đã phát triển có nhiều nhóm nguyên nhân gây sốc phản vệ nhóm thứ nhất là vacxin, huyết thanh, kháng sinh và nhiều thuốc khác (vitamin B1, novocaine, sulfamide, w.)nhóm thư 2 là nọc côn trùng (ong mật, ong vàng, ong vò vẽ, w .) nhóm thứ 3 là nhiều loại thực phẩm nguồn động vật và thực vật (sữa bò, trứng gà, cá, dầu hướng dương, rượu, w.)

Dị nguyên là thuốc: sốc phản vệ và những tai biến dị ứng do thuốc xảy ra ngày một nhiều , với những hậu quả rất nghiêm trọng. khá nhiều thuốc (bảng 1) có thể gây sốc phản vệ như kháng sinh, vacxin và huyết thanh, các thuốc giảm, đau, hạ nhiệt chống viêm không steroit, một số loại vitamin, w.)

ở Mĩ, trong 3 năm (1954 - 56) đã xảy ra 2517 trường hợp dị ứng cấp tính với pénicilline trong đó có 61 ca sốc phản vệ với 63 người chết, kanter và cộng sự (1971) phân tích 50 hồ sơ pháp y về nguyên nhân tử vong do 18 loại thuốc gây sốc phản vệ, nhiều nhất vẫn là pénicilline.

Theo tài liệu tổ chức y tế thế giới năm 1996 số người bị sốc phản vệ do thuốc ở châu ân là 1% số dân. Người ta đã ước tính cứ 10 vạn mũi tiêm kháng sinh thì có 49 người bị sốc phản vệ, nguy cơ tử vong là 2 người trong 1 triệu

Ngoài kháng sinh, vacxin, huyết thanh, các thuốc, an thần, giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm, vitamin cũng gây nên những tai nạn nghiêm trọng, các tài liệu y học đã nêu lên các trường hợp bị sốc phản vệ nặng do pénicilline, vitamin nhóm B, aminazine, papavérine, long não, mercusal. Sergozn, dicaine, acrikhine, tai biến sau khi dùng huyết thanh, những năm gần đây có những ca sốc phản vệ do dùng các thuốc gây mê và gây tê (bảng 1)

ở Hà Nội trong 3 năm (1978 - 81) khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Bạch mai đã tiếp nhận 31 ca sốc phản vệ do kháng sinh: pénicilline – 7 streptomycine – 8 pénicilline + streptomycine – 3; chloramphénicol – 2; tétracyline; - 1; trong đó có 7 người chết, khoa dị ứng cùng bệnh viện (1981- 90) đã khám và điều trị nội trú 295 người bệnh, trong đó 237 trường hợp dị ứng cấp tính và sốc phản vệ do kháng sinh. Những năm gần đây, việc mua bán thuốc không được quản lí chặt chẽ, sử dụng thuốc khá bừa bãi, nên các tai biến dị ứng do kháng sinh và nhiều thuốc khác tăng rõ rệt.

Những thuốc dễ gây sốc phản vệ

Họ kháng sinh

Pénicilline Streptomycine

Céphalosporine Vancomycine

Bacitracine Tétracycline

Péomycine Chloramphénicol

Polimycine Amphotéricine

Kanamycine Ethambutol

Lincomycine

Các thuốc có phân tử lớn

Huyết thanh (chống bạch cầu, uốn ván, w.)

Vacxin: phòng dại, phòng uốn ván

Globulin kh1ng lympho

Kháng độc tố rắn

Gamaglobulin người

Dextran

Dịch triết tạng phủ

Một số dung dịch dị nguyên

Các anzym

Asparaginaza chymotrypsin

Trysin penixilinaza

Một số hocmon

Insulin vasopressine

ACTh; hocmon cận giáp Oestadiol

Thuốc gây tê

Procaine novocaine

Lidocaine

Một số thuốc để chẩn đoán

Bromsulfatlen, peniciioyl polylysin, flourescenine

Thuốc cản quang có iot

Một số thuốc khác

Dẫn xuất của amidopyrine, acetysal, conchicin, héparine, indomethacine, meprobamate, thiopental, triamterl, tubocurarin, vitamn nhóm B

 

Sốc phản vệ do mọc côn trùng; theo Rajka (1966), 5% số dân nước Hungari bị mẫn cảm với nọc côn trùng, chủ yếu là nọc ong từ 1956 – 59, Bouchey (1977) ở Mĩ ghi nhận 220 người chết với chẩn đoán sốc phản vệ do ong đốt

Một số bác sĩ Nga (1973) đã nghiên cứu có hệ thống, trên thực nghiệm và lâm sàng, cơ chế sốc phản vệ do côn trùng và nêu rõ:

1) sốc phản vệ và các hội chứng dị ứng khác có thể xuất hiện do một vài con ong đốt. liều nọn ong gây chết là nọc của 300- 500 con đốt cùng một lúc dẫn đến các thương tổn ở hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, làm tiêu máu, chậm đông máu, w.

2) nhiều người bị côn trùng đốt, nhưng chỉ có một số ít người bị sốc phản vệ hoặc có những triệu chứng dị ứng.

3) Bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ do côn trùng những nguyên nhân khác (thuốc, thực phẩm, w.) về cơ bản giống nhau, nhưng có những nét khác nhau so với sốc nhiễm độc do hàng trăm côn trùng đốt cùng một lúc

4) Lần đầu bị ong (hoặc côn trùng khác) đốt, không bao giờ xuất hiện sốc phản vệ 5) có thể dùng huyết thanh của người sốc phản vệ do nọc côn trùng tiến hành phản ứng Prausnitz – Kustner truyền mẫn thụ thụ động

6) phương pháp dùng dị nguyên là nọc hoặc xác côn trùng để giảm mẫn cảm đặc hiệu cho kết quả tốt. (bảng 3)

trong số nọc của côn trùng, nọc ong được nghiên cứu nhiều nhất, vì công nhân nuôi ong hàng năm bị nhiều tai biến dị ứng, sốc phản vệ. Trong nọc ong, có 3 thành phần mà hoạt chất chủ yếu là melitin và nhiều axit amin. Thành phần thứ nhất có 18 axit amin, phân tử lượng 35.000, làm tan hồng cầu, giảm huyết áp ngoại vi, tác động đến thành mạch, gây phản ứng viêm tại chổ. Thành phần thứ 2 có 21 axit amin, các men hyaluronidaza và A. hyaluronidaza làm tiêu chất cơ bản của mô liên kết, tạo điều kiện cho nọc lan truyền trong da và dưới da, tăng tác dụng tại chổ của nọc, photpholpaza A tách lexitin thành mấy chất khác nhau, trong đó có sản phẩm của isolơxitin làm tan huyết và tiêu tế bào . Chính thành phần thứ hai là nguyên nhân giảm độ đông máu, tiêu máu, nhiễm độc thần kinh khi nhiều ong đốt cùng một lúc, còn thành phần thứ 1 có vai trò chủ yếu trong sốc phản vệ do nọc ong, chưa rõ bản chất của thành phần thứ 3.

Sốc phản vệ do thức ăn: Những năm gần đây, nhiều nhà y học nước ngoài có nhận xét dị ứng do thức ăn ngày một tăng, trong đó có một số trường hợp sốc phản vệ do những tức ăn động vật. Thức ăn nguồn thực vật có thể gây nên các hội chứng dị ứng như mày đay, mẩn ngứa, viêm mũi, viêm miệng, w. nhưng 1it gây sốc phản vệ, sữa bò, trứng gà, tôm, cua, cá, ốc có thể gây nên sóc phản vệ vì chúng là dị nguyên có tính kháng nguyên khá mạnh,sữa bò có nhiều thành phần protein khác nhau: bêta, lactoanbumin (A và , anpha lactoanbumin, cazein (anpha, gama) trong đó bêta lactogloulin có tính kháng nguyên mạnh hơn cả. Sữa bò gây nên nhiều hội chứng dị ứng như sốc phản vệ, hen phế quãn, viêm mũi phế dị ứng, rối loạn tiêu hoá theo cơ chế dị ứng, mày đay, phù quản, sốt, w. theo rackeman (1922), 6% trẻ em Mĩ bĩ dị ứng với sữa bò, Chaubier (1969) đã thô1ng báo 40 trường hợp sốc phản vệ do sữa bò ở trẻ sơ sinh, phát hiện tình trạng5g mẫn cảm với bêta lactoglobulin trong sữa bò.

Dị ứng với trứng gà hay gặp hàng ngày với các biểu hiện: ban, mày đay, khó thở, rối loạn tiêu hoá, kể cả sốc phản vệ. Hoặc chất là lòng trắng và ovomucoit (trong lòng đỏ) là những protein có tính kháng nguyên mạnh. Người có dị ứng với trứng gà cũng dễ dị ứng với thịt gà và các vanxin có sử dụng phôi gà trong quy trình sản xuất, như vanxin phòng bệnh sốt vàng, viêm não, w.

Sốc phản vệ do yếu tố lạnh: Một số bệnh nhân bị dị ứng do lạnh, khi tắm lâu ở biển hoặc sông, hồ vào thời tiết lạnh, có thể xuất hiện sốc phản vệ.

(sưu tầm)

Hoàng Ngọc Hà