Cung cấp liệu pháp oxy một cách hiệu quả và an toàn cho người bệnh
Cung cấp liệu pháp oxy một cách hiệu quả và an toàn cho người bệnh
Điều dưỡng là người có vai trò quan trọng trong việc xác định sớm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc trao đổi oxy tại phổi và cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể người bệnhtrao đổi oxy tại phổi và cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể người bệnh. Đồng thời, điều dưỡng sẽ có vài trò trong việc đảm bảo những người bệnh có chỉ định sử dụng liệu pháp oxy có thể được đánh giá và quản lý một cách an toàn và thành thạo. Vậy những phương pháp tiếp cận nào người điều dưỡng có thể áp dụng để đánh giá nhu cầu lâm sàng của người bệnh cũng như cân nhắc về an toàn khi sử dụng liệu pháp oxy?
Liệu pháp oxy được khuyến nghị cho tất cả các bệnh nhân bị thiếu oxy cấp tính và cho nhiều bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu oxy máu. Mặc dù được coi là một can thiệp cứu sống, như một điều trị y tế, những nhận định và đánh giá ban đầu và thực hiện một cách liên tục là rất quan trọng để đảm bảo việc sử dụng an toàn và hiệu quả.
Những trường hợp người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy bao gồm:
- Ngừng tim
- Sốc
- Nhiễm trùng
- Đa chấn thương
- Xuất huyết phổi
- Chấn thương vùng đầu
- Đuối nước
- Sốc phản vệ
- Ngộ độc CO2
- Thiếu oxy máu cấp tính không rõ nguyên nhân
- Hen cấp tính
- Viêm phổi
- Khó thở cấp tính do ung thư phổi
- Xẹp phổi
- Tràn dịch màng phổi
- Thuyên tắc phổi
- Suy tim
- Thiếu máu nặng
- Khó thở sau phẫu thuật
Việc đánh giá khả năng hô hấp của người bệnh cho phép người điều dưỡng xác định xem người bệnh có đang ở trạng thái trao đổi khí đầy đủ hay không, rằng các mô được oxy hóa hiệu quả và CO2 đang được thải trừ. Do đó, đánh giá khả năng hô hấp là điều cần thiết trong việc xác định xem bệnh nhân có nhu cầu lâm sàng về liệu pháp oxy hay không và cũng có thể giúp đánh giá hiệu quả của can thiệp. Trước khi tiến hành đánh giá, điều dưỡng cần xem xét các trường hợp đặc biệt có thể ảnh hưởng chức năng hô hấp của người bệnh (người bệnh đang mang thai, béo phì, bệnh tim mạch, chấn thương, dị ứng,; các yếu tố môi trường). Việc đánh giá khả năng hô hấp có thể thông qua các yếu tố bên ngoài như ghi nhận nhịp thở, kiểu thở, độ sâu khi thở của lồng ngực, các biểu hiện thở gắng sức của người bệnh. Ngoài ra, điều dưỡng có thể đánh giá các yếu tố bên trong như màu da, niêm mạc của người bệnh (có tím tái hay không?); chỉ số SpO2 và chức năng của các cơ quan khác (ví dụ các suy giảm về nhận thức, thần kinh). Điều dưỡng cũng nên nhận định các tiền sử bệnh lý hoặc thói quen các nhân lâu dài khác của người bệnh nếu có thể để đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp (hút thuốc lá). Điều dưỡng cũng cần phải kiểm tra xem người bệnh có đang sử dụng các liệu pháp hỗ trợ oxy tại nhà hay không.
Phương pháp ABCDE (airway, breathing, circulation, disability and exposure) và “Look, Listen, and Feel” được khuyến nghị để nhận định một người bệnh có vấn đề về hô hấp.
Airway (Đường thở)
Kiểm tra xem đường thở có thông thoáng hay không. Ở những người bệnh tỉnh táo, điều dưỡng có thể kiểm tra bằng một cách đơn giản là nói chuyện, hỏi han người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, bạn có thể nâng cằm người bệnh để kiểm tra (nếu chắc chắn người bệnh không có chấn thương cột sống cổ).
Nếu bất kỳ tắc nghẽn đường thở được xác định, điều này phải được giải quyết không chậm trễ trước khi tiếp tục đánh giá. Đồng thời với liệu pháp oxy, người bệnh có thể cần dùng thuốc giãn phế quản hoặc hút dịch họng để làm thông đường thở.
Breathing (Nhịp thở)
Điều dưỡng nên chỉ số SpO2, người bệnh có sử dụng các cơ phụ ở cổ và ngực cho thấy nỗ lực hô hấp tăng lên; và tư thế người bệnh, ví dụ nếu họ nghiêng về phía trước và thở hổn hển, điều này có thể cho thấy bệnh nhân cảm thấy khó thở. Ghi nhận nhịp thở của người bệnh. Nhịp hô hấp bình thường là 12-20 nhịp thở mỗi phút ở người lớn.
Circulation (Tuần hoàn)
Đánh giá nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ của người bệnh. Thời gian đổ đầy mao mạch của bệnh nhân cũng có thể được đánh giá, áp lực tĩnh mạch trung tâm có thể được theo dõi nếu bệnh nhân có đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm. Khi gánh nặng hô hấp tăng lên, nhịp tim có thể tăng đáng kể như một cơ chế bù trừ, từ đó có thể ảnh hưởng đến cung lượng tim. Tuy nhiên, trường hợp thiếu oxy máu nặng có thể gây nhịp tim chậm và rối loạn nhịp tim. Trong suy giảm hô hấp cũng có thể có hạ huyết áp với sự mất ổn định huyết động, do đó, người bệnh cũng phải được theo dõi huyết áp.
Disablity (Rối loạn)
Cần đánh giá mức độ ý thức của người bệnh (tỉnh táo, lơ mơ, nhầm lẫn). Điều dưỡng cũng cần lưu ý rằng bất kỳ dấu hiệu ủ rũ, phiền muộn hay kích động của người bệnh cũng có thể là kết quả của sự sợ hãi và lo lắng, và không phải là thiếu oxy máu.
Exposure (Biểu hiện bên ngoài)
Nhận định da người bệnh có người bệnh nhợt nhạt hay không có thể hữu ích trong trường hợp xác định thiếu oxy máu, mặc dù tím tái là dấu hiệu muộn của rối loạn chức năng hô hấp. Tuy nhiên, tím tái ngoại biên đơn thuần không hẳn đáng tin cậy để xác định thiếu oxy máu vì nó có thể xuất hiện trong các tình trạng khác, chẳng hạn như người bệnh đa hồng cầu.
Phương pháp “Look, Listen, and Feel”
Look (Nhìn): Nhìn bên trong miệng người bệnh để kiểm tra người bệnh có nôn hay không, dịch tiết, hay dị vật. Nhìn di động ngực và bụng người bệnh để xem dấu hiệu của luồng khí vào 2 phổi người bệnh.
Listen (Nghe): Nghe tiếng óc ách (có ứ động dịch), tiếng thở khò khè (tắc nghẽn đường hô hấp), thở rít (tắc nghẽn hoặc co thắt thanh quản), tiếng ngáy (hầu họng có thể bị tắc).
Feel (Cảm nhận): Cảm nhận nguồn không khí vào miệng và vào mũi và vào 2 phổi của người bệnh.
Người viết: Phạm Thị Ngọc An
Nguồn tham khảo: Allibone E, Soares T, Wilson A (2018) Safe and effective use of supplemental oxygen therapy. Nursing Standard. doi: 10.7748/ ns.2018.e11227
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG & THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG
- ĐIỀU DƯỠNG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM
- CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TẮC ỨNG XỬ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- CÁC THUẬT NGỮ CẦN LƯU Ý TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN