Đánh giá hệ thần kinh ngoại vi
1. Đau
Cần phải sử dụng công cụ đánh giá phù hợp với độ tuổi thích hợp để xác định mức đau của người bệnh, nên sử dụng cùng một thang điểm đánh giá này trong suốt thời gian người bệnh nằm viện để nâng cao độ tin cậy của công cụ đánh giá.
Mức độ đau đôi khi không tương ứng với mức độ thương tích. Việc thể hiện sự đau đớn không bằng lời nói (non-verbal) có thể bao gồm sự bồn chồn, nhức mỏi, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, đổ mồ hôi, da xanh tái, lạnh...
2. Cảm giác
Người bệnh có thể cung cấp các dữ kiện liên quan bao gồm sự giảm cảm giác, mất cảm giác, khó thở, tê rần, ngứa ran hoặc châm chích.
Thay đổi cảm giác có thể là kết quả của một sự tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh, u thần kinh hoặc do gây tê ngoài màng cứng... bất kỳ những thay đổi nào cũng cần được ghi nhận để có được chẩn đoán và can thiệp hiệu quả.
3. Chức năng vận động:
Vận động tích cực: Có khả năng tự điều khiển các động tác mở rộng, uốn cong dạng khép... cơ thể hoặc một bộ phận nào đó.
vận động thụ động: vận động được thực hiện trên cơ thể người benehj nhưng được chi phối và kiểm soát bởi người khám.
Khi thực hiện vận động cần lưu ý sự thay đổi về đau trên từng cử chỉ.
Cần có sự so sánh từng chuyển động của chi với mức giới hạn bình thường và trước khi xảy ra chấn thương.
Đánh giá thần kinh cảm giác/vận động ở bàn chân
Đánh giá thần kinh cảm giác/vận động ở bàn tay
Người viết: Nguyễn Diệu Hằng
TLTK:
California Department of Health Care Services, Systems of Care Division Child Health and Disability Prevention Program, Health Assessment Guidelines July 2016
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG & THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG
- ĐIỀU DƯỠNG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM
- CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TẮC ỨNG XỬ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- CÁC THUẬT NGỮ CẦN LƯU Ý TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN