Mùa lạnh và bệnh tim mạch
Đối với hầu hết mọi người, thời tiết chuyển lạnh có thể không dẫn đến bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào. Tuy vậy, thời tiết lạnh có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch của chúng ta như thế nào, đặc biệt nếu bạn bị bệnh tim mạch. Một số người ở ngoài trời trong thời tiết lạnh nên tránh sự cố gắng đột ngột, như nâng một vật nặng, ngay cả khi leo cầu thang cũng có thể tạo gánh nặng cho hệ tim mạch vốn đã có vấn đề của một số người.
Thời tiết lạnh ảnh hưởng đến trái tim như thế nào?
Nhiều người không bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng về thể chất của các hoạt động mạnh mẽ ngoài trời và không biết những nguy hiểm tiềm ẩn khi ở ngoài trời trong thời tiết lạnh. Những người đam mê môn thể thao mùa đông không có những biện pháp phòng ngừa nhất định có thể bị hạ nhiệt đột ngột. Hạ nhiệt có nghĩa là nhiệt độ cơ thể đã giảm xuống dưới 35 độ Celsius hoặc khoảng 95 độ Fahrenheit. Nó xảy ra khi cơ thể của chúng ta không thể sản xuất đủ năng lượng đủ để giữ cho nhiệt độ cơ thể ấm áp. Các triệu chứng bao gồm thiếu phối hợp, rối loạn tâm thần, phản ứng chậm, run và buồn ngủ, thậm chí có thể gây tử vong.
Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng đặc biệt có nguy cơ vì họ có thể có khả năng truyền đạt và di chuyển kém. Người cao tuổi cũng có thể có mỡ dưới da và giảm khả năng cảm nhận nhiệt độ do đó họ có thể bị hạ nhiệt mà không biết rằng họ đang gặp nguy hiểm.
Những người bị bệnh mạch vành thường bị đau thắt ngực (đau ngực hoặc khó chịu) khi họ đang trong thời tiết lạnh.
Ngoài nhiệt độ lạnh, gió mưa cũng có thể lấy đi nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng. Gió đặc biệt nguy hiểm vì nó loại bỏ lớp không khí nóng quanh cơ thể dựa vào cơ chế đối lưu. Tương tự, ẩm ướt làm cho cơ thể mất nhiệt nhanh hơn trong cùng điều kiện khô.
Cần làm gì để bảo vệ sơ thể khỏi tác động của môi trường lạnh?
Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều lớp quần áo. Điều này giúp bẫy không khí giữa các lớp áo quần, tạo thành một lớp cách nhiệt bảo vệ. Ngoài ra, phải đội mũ hoặc khăn quàng cổ để đề phòng thân nhiệt có thể bị mất qua vùng đầu mặt. Giữ cho bàn tay và bàn chân của bạn ấm áp, vì chúng có khuynh hướng giảm nhiệt nhanh chóng.
Thường xuyên nghỉ ngơi trong quá trình làm việc, tránh gắng sức. Chú ý đến cảm giác của bản thân như thế nào trong suốt quá trình nghỉ ngơi.
Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim và lắng nghe cơ thể, nhưng hãy nhớ: Ngay cả khi bản thân không chắc đó là cơn đau tim, hãy kiểm tra nó (nói với bác sĩ về các triệu chứng của mình).
Không uống đồ uống có cồn trước hoặc ngay sau khi hoạt động thể lực. Rượu có thể làm tăng cảm giác ấm áp của một người và có thể khiến họ mất đi sự cảnh báo thân nhiệt bị hạ thấp do lạnh.
Học CPR. Hiệu quả CPR được thực hiện ngay sau khi ngừng tim đột ngột, có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba cơ hội sống sót của nạn nhân.
Người viết: Nguyễn Diệu Hằng
TLTK:
http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/More/MyHeartandStrokeNews/Cold-Weather-and-Cardiovascular-Disease_UCM_315615_Article.jsp.
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG & THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG
- ĐIỀU DƯỠNG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM
- CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TẮC ỨNG XỬ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- CÁC THUẬT NGỮ CẦN LƯU Ý TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN