SẠM DA Ở NGƯỜI BỆNH XƠ GAN VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
SẠM DA Ở NGƯỜI BỆNH XƠ GAN VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Xơ gan là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa (tạo sẹo) ở gan do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như viêm gan virus và nghiện rượu mãn tính. Gan sẽ cố gắng tự phục hồi sau mỗi lần bị tổn thương. Quá trình phục hồi này sẽ hình thành các mô sẹo, tổn thương càng kéo dài, càng nhiều mô sẹo được hình thành.
Sự xơ hóa làm cản trở hoạt động bình thường của gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan. Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra. Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Sạm da trong suy gan có thể giải thích bởi nhiều yếu tố: sạm da là do tăng melanin ở lớp biểu bì của da. Khi suy gan sẽ tăng số lượng chất tyrosinase chất này kích thích tạo melanin. Ngoài ra gan không thể chuyển hóa hormon MSH (melanocyte stimulating hormone) cũng làm gia tăng melanin.
Sạm da phụ thuộc nhiều yếu tố, di truyền, viêm, hormon và lượng tia UV từ mặt trời. Một bệnh nhân ở lần gặp đầu tiên cũng không thể nói bệnh nhân này có bệnh gan hay do các yếu tố khác. Vì vậy sạm da ít có giá trị trong bệnh gan.
4 lưu ý có giá trị thực hành lâm sàng cho bn xơ gan có rối loạn đông máu:
Gan là cơ quan điều hoà quá trình đông cầm máu.
Bệnh nhân suy gan dễ chảy máu.
Trong báo cáo này chúng tôi trình bày những tiêu chuẩn lâm sàng hiện tại ứng dụng trên thế giới trong điều trị rối loạn đông máu trên bệnh nhân xơ gan.
4 lưu ý cơ bản trên bệnh nhân xơ gan có rối loạn đông máu
1. Điều chỉnh giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu không cần làm thường qui trước khi làm thủ thuật nguy cơ thấp: thắt vòng cao su dãn tĩnh mạch thực quản, chọc tháo báng bụng và chọc dịch màng phổi.
2. Các sản phẩm truyền máu nên
dùng phù hợp tránh quá chỉ định vì các nguy cơ: nhiễm trùng, phản ứng miễn dịch đào thải, quá tải tuần hoàn tổn thương phổi cấp do truyền máu.
3. Đối với chảy máu đang hoạt động hoặc giảm thiểu chảy máu các thủ thuật nguy cơ chảy máu cao thì:
- Tiểu cầu phải trên 50000
- Fibrinogen >120mg/dL
- Xét nghiệm thromboelastography có giá trị cao và đang trở thành thực hành thường qui
- Điều chỉnh INR không có bằng chứng hỗ trợ
4. Đối với chảy máu niêm mạc tranexamic (kháng tiêu fibrin) được khuyến nghị dùng.
Thạc sĩ bác sĩ Trần Hữu Hiền
Thành viên hội Gan Mật Châu Âu
4 điều lưu ý ở bệnh nhân xơ gan mất bù có kèm đái tháo đường
1. Những bệnh nhân hôn mê gan (bệnh não gan độ 4) nên theo dõi chặt chẽ đường huyết.
2. Kiểm soát đường huyết dưới 10 mmol/L để tránh 2 biến chứng là nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do đường máu.
3. HbA1C không chính xác khi bị xơ gan mất bù bởi 4 lý do: thiếu máu, tăng áp cửa, thiếu dinh dưỡng và đời sống hồng cầu ngắn.
4. Insulin là thuốc đầu tay kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân xơ gan
Kinh nghiệm nhận biết sớm các bệnh lý gan mật nặng từ 7 dấu hiệu cảnh báo
1. Báng bụng ở bệnh nhân xơ gan là một tiên lượng nặng về sau.
2. Tổng trạng suy giảm ở bệnh nhân xơ gan báng bụng nghĩ ngay đến viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn.
3. Vàng da ở người cao tuổi: nên tầm soát các bệnh lý gan mật ác tính.
4. Bệnh nhân xơ gan với biểu hiện khó tập trung nên nghi ngờ bệnh não gan giai đoạn sớm
5. Da xanh kèm nhịp tim nhanh trên bệnh nhân xơ gan nên nghĩ đến vỡ dãn tĩnh mạch dù không ói máu hay tiêu phân đen.
6. Ngứa toàn thân có thể do tắc nghẽn đường mật ngay cả khi không có vàng da.
7. Đau bụng liên tục 1/4 trên bụng phải kèm sốt, vàng da: nghi ngờ viêm đường mật.
Tài liệu tham khảo
- Xơ gan: nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và điều trị bệnh. https://tamanhhospital.vn/xo-gan/
- Xơ gan có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? http://www.benhvienbaichay.vn/news/ky-thuat-chuyen-khoa/xo-gan-co-nguy-hiem-khong-cach-dieu-tri-nhu-the-nao.html
- Cirrhosis Overview. https://www.nhs.uk/conditions/cirrhosis/
Giảng viên: Nguyễn Thị Lê