Đánh giá và dự phòng té ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng16/01/2022
Hàng năm, từ 30 đến 40% số người cao tuổi sống trong cộng đồng; 50% cư dân của viện dưỡng lão bị té ngã. Ở Mỹ, té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và nguyên nhân thứ 7 gây tử vong ở người ≥ 65 tuổi; 75% số người chết do té ngã xảy ra ở 13% dân số những người ≥65 tuổi. Chi phí y tế riêng của Medicare cho các chấn thương về ngã là 31 tỷ đô la vào năm 2015 và chắc chắn sẽ tăng lên.
Việc đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi giúp chúng ta dự phòng được những hậu quả do ngã gây ra cũng như phòng tránh những nguy cơ có thể gây ngã ở người cao tuổi. Dưới đây là Khuyến cáo về dự phòng té ngã ở NCT trong thực hành lâm sang của Hội Lão Khoa Hoa Kỳ/ Hội Lão khoa Anh
Test đánh giá về dáng đi, vận động và thăng bằng (Thực hiện khi tình trạng NB ổn định, không có bệnh lý cấp tính phải nhập viện)
- Đánh giá về dáng đi, khả năng vận động:
Test Tính thời gian đứng và đi (The Time Up and Go test – TUG): cho người bệnh ngồi vào một cái ghế, cho người bệnh đứng lên và đi một khoảng cách 3 mét từ vị trí ghế, rồi người bệnh quay lại đi về ghế và ngồi xuống, ta tính thời gian từ lúc người bệnh đứng lên đến khi người bệnh quay lại ngồi vào ghế, nếu thời gian này > 10 giây thì người bệnh có suy giảm về vận động. Tính thời gian trung bình của ba lần để tăng độ chính xác.
- Đánh giá khả năng giữ thăng bằng tại chỗ:
Test Romberg cải tiến: NB được yêu cầu đứng trong 10 giây mở mắt và sau đó là nhắm mắt ở ba tư thế:
(1) hai chân chụm sát vào nhau (Romberg stance),
(2) một chân để đến khớp bàn ngón I chân kia (semi-tandem)
(3) một chân sau chạm vào gót chân trước (tandem).
Người bệnh đã có hai lần bị té ngã trong 12 tháng và hiện tại nhập viện vì té ngã, đồng thời người bệnh bị thoái hóa gối (P) nên cũng gặp khó khăn trong việc đi lại và giữ thăng bằng. Do đó, bước tiếp theo NB cần được đánh giá nguy cơ té ngã toàn diện.
Ngoài các vấn đề giống đánh giá nguy cơ té ngã khi nằm trong bệnh viện, ta cần đánh giá thêm các yếu tố nguy cơ môi trường tại nhà của người bệnh: sàn nhà không được lau khô thường xuyên, thiếu ánh sáng, công tắc đèn bếp không phù hợp, nhà vệ sinh thường trơn trượt, không có thanh vịn, không có ghế cao nhà vệ sinh dành cho người bệnh.
st: Dương Thị Bình
» Tin mới nhất:
- TÀI LIỆU ĐÀO TẠO PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
- TÀI LIỆU ĐÀO TẠO CẤP CỨU CƠ BẢN
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN
- Tài liệu tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người và một số nội dung về điều trị cúm A 2022
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi
- HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
- Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ
- HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ TAI MŨI HỌNG
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày
- Hướng dẫn ghi Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
» Tin khác:
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật Tim mạch - lồng ngực
- BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DỊCH BỆNH BẠCH HÂU
- Tài liệu hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2
- HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA CHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- QUY TRÌNH PHẪU THUẬT TIÊU HÓA_BỘ Y TẾ
- HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI LỚN
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐỘT QUỴ
- HƯỚNG DẪN TẠM THỜI THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CHO NGƯỜI NHIỄM COVID 19 TẠI NHÀ
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp - Bộ Y Tế