Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Tài liệu học tập

Những mẹo nhỏ trong việc tự chăm sóc tổn thương vảy nến22/09/2017

Bệnh Vảy nến là một bệnh da mãn tính không thể chữa trị triệt để. Mọi phương thức điều trị bệnh đều chỉ nhằm kiềm chế sự phát triển của bệnh cũng như các triệu chứng mà nó gây ra. Căn bệnh này lại rất hay tái phát nếu bạn không biết cách giữ gìn, vệ sinh cơ thể. Việc điều trị bệnh vảy nến thường phải theo phác đồ cụ thể của bác sĩ chứ bệnh nhân không nên tự làm theo ý mình, vì điều này sẽ khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn. Bên cạnh việc tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ, thì việc tự chăm sóc tổn thương, và điều chỉnh lối sống, dinh dưỡng cũng giúp giảm những triệu chứng của bệnh vảy nến. Một số cách chăm sóc sau đây sẽ giúp cho bệnh vảy nến được cải thiện hơn :
          *  Giữ ẩm da:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm là một phần quan trọng trong việc tự chăm sóc tổn thương vảy nến (TTVN). Mất độ ẩm làm cho da khô nên dễ bị kích ứng và ngứa hơn. Kết quả là tạo ra 1 vòng luẩn quẩn: da khô gây ra việc ngứa và cào gãi, dẫn đến sự kích ứng da của những mảng vảy nến mới gia tăng.
- Cách tốt nhất để giữ ẩm da: bôi 1 lượng thuốc mỡ có tính làm mềm da bất cứ khi nào bạn cảm thấy khô da. Bôi nhẹ nhàng để thuốc tự khô và bôi ngay sau khi tắm.
          * Ngâm tắm:
- Ngâm tắm cũng là một bước quan trọng khác. Nhưng việc này nếu tiến hành quá thường xuyên cũng gây ra tình trạng khô bề mặt da. Một số chú ý đối với bệnh nhân vảy nến khi thực hiện ngâm tắm:
          + Tránh tắm nước nóng sẽ gây kích ứng. Thay vào đó hãy tắm bằng nước ấm.
          + Không chà xát để làm khô da. Hãy vuốt nhẹ để  da khô tự nhiên sau đó bôi kem dưỡng ẩm.
          +  Nước tinh khiết sẽ làm cho da khô. Hãy thêm vào nước tắm một ít muối, dầu hoặc bột yến mạch để làm cho da dễ chịu hơn.
          * Kiên trì với kế hoạch đề ra
- Dần dần, hoặc thỉnh thoảng bạn có thể có cảm giác dính, nhầy khi bôi dưỡng ẩm lên TTVN, nhưng bạn phải kiên trì. Nếu bác sĩ đã hướng dẫn cho bạn những phương pháp điều trị tại chỗ, hãy làm nó như 1 thói quen có thể cải thiện tình trạng của bạn. Phương pháp điều trị tại chỗ sẽ tránh được những tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc điều trị vảy nến.
          * Không hút thuốc
- Bạn có thể thêm "Hút thuốc" vào danh sách những điều làm cho bệnh vảy nến tồi tệ hơn. Trong 1 số nghiên cứu,hút thuốc hơn 1 gói/ ngày làm cho tình trạng nghiêm trọng của vảy nến tăng lên gấp đôi so với  hút 1/2 gói / ngày hoặc ít hơn. Ở những phụ nữ bị vảy nến, hút thuốc ảnh hưởng nặng hơn.
-Và ngoài ra không hút thuốc cũng làm giảm nguy cơ bị bệnh tim, bệnh phối, ung thư và một số bệnh khác nữa.
          * Uống vừa phải hoặc không uống thức uống có cồn
- Vảy nến thường phổ biến ở những người uống nhiều thức uống có cồn. Việc uống thức uống có cồn làm cho nam giới bị vảy nến trầm trọng hơn. Nếu người bệnh không uống hoặc uống rất ít thì sức khỏe tổng quát sẽ được cải thiện hơn. Những khuyến cáo được đưa ra đàn ông uống không quá 3-4 ly/ngày và không quá 2-3 ly/ngày đối với phụ nữ.
          * Xem xét việc thay đối chế độ ăn:
- Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiêu thụ chất béo bão hòa, đường tinh luyện, thịt đỏ, sữa, trứng,  bột mỳ trắng, gluten và caffeine sẽ làm cho bệnh vảy nến tiến triển nặng hơn. Ngoài ra tình trạng béo phì cũng khiến cho cơ thể sản xuất nhiều ceftoline gây viêm. Do vậy bệnh nhân vảy nến cần đạt cân nặng lí tưởng để tránh tình trạng này.
          * Hướng tới việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn
- Tự chăm sóc cho bệnh vảy nến bao gồm việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn. Điều này có thể là 1 trong những điều quan trọng nhất và thường bị bỏ qua khi nhăc tới việc tự chăm sóc cho bệnh vảy nến.
- Những người bị vảy nến  thường cảm thấy tự ti, thậm chí đau khổ, họ lo sợ bị xã hội cách ly.  Nhiều người bị vảy nến đã thay đổi thói quen thường ngày hoặc từ bỏ những sở thích bởi vì sự xấu hổ hoặc không thoải mái về mặt thể chất. Họ có khuynh hướng  bị áp lực hơn những người khác.
- Nên gia nhập vào một nhóm những người bị vảy nến để cùng chia sẽ những hiểu biết, cách chăm sóc và có được sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ với họ, những người mà hiểu những khó khăn, thách thức của bệnh nhân vảy nến
          * Rèn luyện thể chất:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm nguy cơ làm cho bệnh nặng  hơn.
          Kết luận: Những cách chăm sóc đã nêu trên chúng tôi hy vọng sẽ giúp nhiều cho các bệnh nhân trong việc chăm sóc bệnh vảy nến mắc phải, qua đó cải thiện tốt hơn nữa chất lượng cuộc sống./.

Nguồn: Bệnh viện da liễu thành phố Đà Nẵng_Da Nang Dermato - venereology hospital

Giảng viên: Nguyễn Thị Bích Trâm