NHẬN BIẾT RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM
- Đánh giá sự phát triển của trẻ dựa vào các mốc phát triển hoặc so sánh với các trẻ khác cùng lứa tuổi trong cùng quốc gia. (Ví dụ xác định tuổi mà trẻ bắt đầu cười, tự ngồi dậy, tự đứng lên, bước đi, nói chuyện, hiểu chỉ dẫn và giao tiếp với người khác)
- Với trẻ lớn ngoài những điều trên, cần chú ý cách trẻ sắp xếp công việc ở trường và việc nhà.
1. Nhận biết các rối loạn phát triển
- Sự khác lạ trong giao tiếp (ví dụ thiếu các kỹ năng ngôn ngữ, thiếu sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ)
- Các hành vi, niềm ham thích, hoạt động hạn chế, lặp lại
- Thời gian, trình tự của các đặc điểm này
- Mất các kỹ năng đã thu được trước đó
- Có tiền sử gia đình về những rối loạn phát triển
- Có tổn thương về thị giác và thính giác
- Động kinh phối hợp
- Các dấu hiệu tổn thương vận động phối hợp hoặc bại não
- Thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm thiếu hụt iod
- Các bệnh lý
2. Xử trí
- Bắt đầu giáo dục tâm lý cho gia đình
- Xử trí các vấn đề về dinh dưỡng gồm thiếu hụt iod và các tình trạng y tế
- Cân nhắc luyện tập kỹ năng làm bố mẹ
- Cung cấp thông tin về các dịch vụ giáo dục và xã hội có sẵn và hợp tác với họ
- Đánh giá khả năng thích nghi qua tư vấn chuyên gia nếu có
- Xử lý các bệnh lý phối hợp như tổn thương về thị giác và thính giác
- Hỗ trợ cho những trường hợp gặp khó khăn trong cuộc sống
- Hợp tác với các trung tâm phục hồi chức năng cộng đồng
- Tăng cường và bảo vệ quyền của trẻ em và gia đình
- Hỗ trợ người chăm sóc
- Đưa trẻ đến gặp chuyên gia nếu có để tìm hiểu nguyên nhân
- Theo dõi thường xuyên
3. Giáo dục tâm lý cho gia đình:
Bao gồm người bị rối loạn phát triển và gia đình, phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và vai trò của các thành viên gia đình trong cuộc sống hàng ngày, các thành viên gia đình cần được giáo dục để:
- Chấp nhận và chăm sóc trẻ bị rối loạn phát triển.
- Học điều gì gây căng thẳng cho trẻ, điều gì làm trẻ hạnh phúc; điều gì gây rối loạn hành vi của trẻ và điều gì giúp phòng tránh; ưu điểm và nhược điểm của trẻ và cách giúp chúng học tốt nhất
- Hiểu rằng người bị rối loạn phát triển có thể gặp khó khăn khi phải đối mặt với tình trạng mới.
- Lập biểu thời gian ăn, chơi, học, ngủ.
- Thu hút trẻ vào các hoạt động hàng ngày bắt đầu bằng những nhiệm vụ đơn giản
- Cho trẻ đi học càng lâu càng tốt, cho trẻ tham gia vào các hoạt động của trường
- Quan tâm đến vệ sinh chung của trẻ và huấn luyện chúng tự chăm sóc
- Khen thưởng cho trẻ có hành vi tốt và không khen thưởng khi trẻ có hành vi không tốt
- Bảo vệ trẻ khỏi bị lạm dụng
- Tôn trọng quyền của trẻ có một môi trường an toàn nơi trẻ cảm thấy dễ chịu, có thể chơi tự do theo cách trẻ thích
- Nói chuyện và chia sẻ thông tin với các gia đình khác có con trong tình trạng tương tự.
Người viết
Đặng Thị Thanh Thương
- Thông tin về bệnh Dại trên người
- 6 lời khuyên để ăn uống lành mạnh với ngân sách tiết kiệm trong bệnh tiểu đường
- Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt trên toàn thế giới
- Tình hình nhiễm Herpes sinh dục ở người lớn trên Thế Giới
- Cập nhật hướng dẫn về phòng ngừa virus lây qua đường hô hấp của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)