HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TRẠM Y TẾ
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Phân loại đái tháo đường gồm: - Đái tháo đường típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối). - Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin). - Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ tip 1, típ 2 trước đó). - Đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v. Ngày 19/7/2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3319/QĐ-BYT Hướng dẫn điều trị chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2 là tài liệu chuyên môn đưa ra các khuyến nghị cho cán bộ y tế các tiêu chí, các quyết định liên quan đến chẩn đoán, xử trí, điều trị, cách chăm sóc người bệnh ĐTĐ típ 2 mà có thể áp dụng chung ở tất cả các tuyến. Tuy nhiên, hướng dẫn này chưa đề cập đến việc phân tuyến điều trị bệnh nhân đái tháo đường. Với mục đích chính là đưa ra các hướng dẫn chuyên môn tạo điều kiện cho Trạm Y tế phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường típ 2. Căn cứ
1
vào tình hình thực tế của y tế tuyến xã hiện nay chỉ quản lý theo dõi những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ổn định, không có biến chứng ĐTĐ và các bệnh lý phức tạp kèm theo. Mặt khác, y tế tuyến xã cũng chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc hạ đường máu theo y lệnh của tuyến huyện. Việc chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ, đánh giá toàn diện bệnh nhân ĐTĐ típ 2 khi mới được chẩn đoán và đánh giá định kỳ được thực hiện tại tuyến huyện. Tài liệu này cũng đưa ra một số hướng dẫn để áp dụng cụ thể trong điều kiện của y tế tuyến xã bao gồm sàng lọc bằng đường máu mao mạch để phát hiện người nghi ngờ mắc ĐTĐ, các chỉ định chuyển bệnh nhân lên tuyến huyện, hướng dẫn chế độ ăn và luyện tập cho bệnh nhân ĐTĐ và điều chỉnh liều insulin tại tuyến xã.
(Xem thêm ở file đính kèm)
Sưu tầm: Dương Thị Bình