Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Tài liệu học tập

Cập nhật kiến thức Hồi sức tim phổi (CPR)15/05/2017

Tình trạng ngưng co bóp cơ tim kéo dài ít nhất 60 giây, tạo ngay sự vô hiệu quả về tuần hoàn, có thể gọi là suy tuần hoàn - hô hấp cấp, rất cần sự cấp cứu hồi sức tức thì.

Hậu quả ngưng tim là ngưng hô hấp (bắt đầu khoảng 20 - 60 giây sau ngưng tim). Tiếp theo là Vô-oxy-mô rồi Toan hóa mô nên não và nội tạng bị tổn thương vĩnh viễn.

Các tổn thương mô não thì chỉ 3 phút đã không thể hồi phục. Thời hạn 3 phút này có thể nới dài hơn nếu xảy ra hạ thân nhiệt (ngộp nước - chết đuối). Việc khởi sự hồi sức phải cố sao trước thời hạn ấy.

Hồi sinh tim phổi (CPR) là sự kết hợp giữa việc thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngừng tim.

Khi xảy ra tình trạng ngừng tim, tức là trái tim ngừng bơm máu. Phương pháp CPR có thể giúp bơm một lượng máu nhỏ chảy tới tim và não để “kéo dài thời gian” cho tới khi chức năng tim được phục hồi bình thường.

CHUẨN ĐOÁN NGƯNG TIM:

Yêu cầu sống còn là phải nhanh chóng xác định được nạn nhân đang bị ngưng tim, ngưng thở. Cơ bản dựa vào 3 Không:

  • Khôngbắt được mạch bẹn, hoặc mạch cảnh.
  • Khôngnghe được tiếng tim (áp sát tai vào lồng ngực trái, phía trên mỏm tim).
  • Khôngý thức : nạn nhân bất tỉnh nhân sự. (để xác định là bệnh nhân bất tỉnh: gọi to, giựt tóc mai . . .)

Trong công việc cấp cứu, sự hồi sinh tim phổi nạn nhân là một việc quan trọng vì để duy trì sự sống, nhất thiết  não cần có máu để cung cấp oxy và các chất khác liên tục. Chỉ cần 3 phút thiếu oxy, não sẽ ngừng hoạt động; nạn nhân sẽ bất tỉnh, ngừng thở, tim ngừng đập và có thể tử vong.

HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN:  Với các bước A-B-C-D-E .

   1. Kiểm soát đường thở ( Airway Control): làm thông thoáng đường thở bằng cách giải phóng ngay mọi nguyên nhân làm tắc nghẽn trên đường hô hấp:

- Ngửa đầu bệnh nhân ra sau bằng một gối kê vai và đưa hàm dưới ra trước (nâng hàm).

- Móc sạch tất cả chất nôn, dị vật, máu mủ…

- Làm thủ thuật Heilmlich nếu cần thiết.

 

   2.Thông khí nhân tạo (Breathing Support) : hô hấp nhân tạo bằng thổi miệng – miệng, hoặc miệng – mũi, để thổi khí trực tiếp từ miệng của người cấp cứu vào bệnh nhân. hoặc bằng ambu, mask, hệ thống gây mê, qua nội khí quản nếu  sẵn có phương tiện.

Yêu cầu: Phải làm cho lồng ngực căng lên khi thổi vào, xen kẽ với:  

   3. Ép tim ngoài lồng ngực ( Circulation Support)

  ♦ Nếu chỉ có 1 người:  2 lần thổi ngạt/ 30 lần ép tim với người lớn.  1 lần thổi ngạt/15-30 lần ép tim với trẻ em. Sau 4 chu kỳ, kiểm tra lại mạch cảnh.

  ♦ Nếu có ≥ 2 người: 1 lần thổi ngạt/ 30 lần ép tim. Kiểm tra mạch cảnh sau mỗi 4 chu kỳ.

 ** Nếu đã đặt nội khí quản thì bóp bóng 8 -10 lần/ phút, ép tim 100 lần/phút.

   4. Thuốc ( Drugs)

  Những người khác phải nhanh chóng đặt ngay 1 đường truyền tĩnh mạch để cho thuốc, bù dịch, máu nếu cần:

  - Adrenaline 0,5 – 1mg tĩnh mạch hoặc qua ống NKQ, lặp lại sau mỗi 5 phút nếu chưa có hiệu quả.

  - Natribicacbonat 1mg/Kg nếu ngừng tim quá 2 phút.

   5. Ghi điện tim ( ECG): đặt Monitoring, chuẩn bị máy Shock điện cho hồi sinh tim phổi chuyên sâu.

THỦ THUẬT HỒI SINH TIM PHỔI (CPR) (Cardiopulmonary Resuscitation):

Trước đây khi làm CPR người ta theo  trình tự  “ A-B-C ” Nói cách khác, người cấp cứu trước tiên sẽ tiếp hơi thở bằng miệng hai lần rồi sau đó mới ép nén ngực nạn nhân 30 lần,và cứ tiếp tục như thế.

Nhưng nay theo chỉ dẫn mới của Hiệp hội Tim Hoa kỳ (American  Heart Association = AHA) về hồi sinh tim phổi , thì người cấp cứu phải thực hiện giai đoạn “C” trước tức là ép nén ngực nạn nhân để giúp máu giàu oxygen luân chuyển khắp cơ thể  ngay lập tức; điều này tối quan trọng đối với người bị lên cơn đau tim.

Như vậy tiến trình cấp cứu CPR mới bây giờ sẽ là “C-A-B”. Người cấp cứu  sẽ  bắt đầu bằng cách theo thứ tự nâng đầu bệnh nhân ngả về phía sau để thông khí  đạo và ép nén ngực nạn nhân 30 lần ngay tức thời rồi sau đó mới tiếp hơi thở bằng miệng hai lần và cứ như thế mà tiếp tục thực hiện xen kẻ với nhau. Sự thay đối này áp dụng cho người lớn và trẻ em, nhưng không áp dụng cho trẻ sơ sinh. Hướng dẫn mới cũng còn khuyến cáo người cấp cứu phải ép nén ngực nạn nhân mạnh hơn chừng hai inch cho người lớn và động tác ép nén ngực phải có nhịp độ tối thiểu là 100 lẩn ép nén trong một phút.

TIẾN TRÌNH THỦ THUẬT CPR:

Bước 1 :Trước tiên, các bạn xem nạn nhân còn thở hay không? Mạch còn đập hay không? Gọi lớn tiếng hay giựt tóc mai, nhưng không lay nạn nhân. Nếu nạn nhân không phản ứng, hãy gọi thêm người giúp đỡ. Lập tức gọi hay nhờ ai đó gọi 115, đồng thời chuẩn bị tiến hành thủ thuật hồi sinh tim phổi.

Cpr 1

Ép nén                                    Thông đường thở                           Cung cấp hơi thở

Bước 2 :  Các bạn quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng. Đặt gót một bàn tay lên lồng ngực nạn nhân, ngang hai đầu vú, chồng bàn tay còn lại lên bàn tay thứ nhất và đan những ngón tay lại với nhau. Phải chắc rằng các ngón tay không cấn lên ngực nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực của nạn nhân xuống khoảng 4-5 cm, rồi buông ra cho lồng ngực trở lại như cũ trước khi ép tiếp với tốc độ 100 lần/phút. Các bạn ép 30 lần.

 Timphoi 2

Bước 3 : Sau khi ép ngực 30 lần. Các bạn một tay kéo đầu nạn nhân càng ngửa về phía sau càng tốt, tay kia  đẩy hàm dưới cho miệng mở ra. Dùng bàn tay đang để trên đầu vừa đè trán nạn nhân, vừa bịt mũi của họ lại bằng ngón trỏ và ngón cái. Tay kia  banh hàm nạn nhân và kéo miệng mở ra.

Bước 4 : Hít đầy lồng ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi một hơi mạnh trong khoảng 1 giây, vừa thổi vừa liếc mắt nhìn lồng ngực của nạn nhân. Nếu thổi thành công thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên. Nếu không thì điểu chỉnh lại tư thế đầu của nạn nhân, rồi thổi tiếp hơi thứ hai. 

 Timphoi 3

Bước 5 và 6 :Các bạn lặp lại mỗi chu kỳ là 30 lần ép nén và 2 lần thổi hơi. Sau mỗi 5 chu kỳ (mất khoảng 2 phút), các bạn kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân một lần bằng cách lắng nghe và đặt hai ngón tay lên động mạch cổ. Nếu nạn nhân không thở sẽ làm tiếp 5 chu kỳ nữa.

 Timphoi 4

HỒI SINH TIM PHỔI CHO TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI:

Những giây phút sau thời điểm một trẻ sơ sinh hay trẻ em được tìm thấy bất tỉnh là rất quan trọng trong việc sơ cứu. CPR là một kỹ năng có hiệu quả trong tình huống này. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn trước đó nên tìm hiểu CPR và thực tập từ một tổ chức chuyên nghiệp. Để hồi sinh cho một em bé, chúng ta không thể tùy tiện, vì cơ thể của các em rất dễ bị tổn thương.

Trên nguyên tắc thì CPR cho trẻ em cũng như của người lớn nhưng nhẹ nhàng hơn.

  • Kêu ai đó gọi 115 nếu có người đang ở gần đấy.
  • Kiểm tra mức độ ý thức của trẻ. Vỗ nhẹ và nói chuyện với bé để xem em ấy có phản ứng gì hay không? Nếu bé không cử động hay rên khóc gì thì thực hiện thủ thuật hồi sinh tim phổi.
  • Đặt tai và má của bạn trên khuôn mặt của trẻ để kiểm tra hơi thở trong vòng 5 – 10 giây, bằng cách nhìn xem lồng ngực có di động hay không? Nghe tiếng thở hay cảm nhận được hơi thở thoát ra từ mũi hay miệng của bé hay không? Thở ngáp cá phải xem như là không thở.
  • Bắt đầu ngay lập tức động tác xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
    • Để 2 hay 3 ngón tay vào giữa lồng ngực của bé, giữa 2 núm vú, giữ sao cho cẳng tay và khủy luôn thẳng và thẳng góc với thành ngực của trẻ (nếu là trẻ sơ sinh thì chỉ dùng 2 ngón tay).
    • Dùng sức nặng của bản thân, ấn mạnh hai ngón tay sao cho lồng ngực chỉ di động khoảng 3-4 cm là vừa đủ. Làm liên tục như vậy khoảng 30 lần ép nén với tốc độ 100 lần trong 1 phút.
    • Sau 30 lần ép nén, tiếp tục hà hơi thổi ngạt 2 lần.
    • Mở rộng đường hô hấp bằng cách đè trán đẩy cằm. Một tay đẩy trán của trẻ ra sau, một tay dùng ngón tay nâng cằm của trẻ lên để mở rộng đường thở.

 Timphoi 5

 

 Ngậm cả miệng và mũi của bé. Thổi hơi 2 lần liên tiếp, mắt hướng nhìn lồng ngực của bé xem có phồng lên hay không? Nếu không phồng lên, cần kiểm tra lại xem đường thở đã thông hay chưa?

  • Sau 5 chu kỳ, kiểm tra lại nhịp tim Ở trẻ sơ sinh, kiểm tra động mạch ở cánh tay trong. Nếu có nhịp đập, tiếp tục thổi ngạt. Nếu không có nhịp đập hoặc nếu nhịp đập yếu, bắt đầu ép ngực.

 

  • Tiếp tục hồi sinh tim phổi cho đến khi bé có thể phục hồi hơi thở và nhịp tim hay có nhân viên y tế đến hỗ trợ. 

  Chú ý :

  • Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi thì dùng gót của một bàn tay mà thôi.
  • Nếu ép ngực được mà thực hiện không đúng tại các điểm mốc trên ngực, có thể gây ra chấn thương cơ quan nội tạng hay gãy xương sườn.
  • Nếu thổi không khí vào phổi hoặc mở đường thở không đúng cách có thể dẫn đến chấn thương nặng hơn. 

TƯ THẾ HỒI SỨC:

Là một tư thế làm cho nạn nhân cảm thấy dễ chịu và dễ hồi phục.

 Timphoi 7

Lưu ý :

Chúng ta chỉ áp dụng tư thế này sau khi đã thăm khám nạn nhân mà không thấy có các chống chỉ định khi nằm ở tư thế này, các thẩm định về CAB an toàn. 

Để nạn nhân nằm nghiêng, đầu ngửa ra phía sau, bàn tay kê dưới đầu. Chân trên co lại thành một góc vuông.

Người viết: Hoàng Ngọc Hà

Nguồn tham khảo: Saigonscouts.org