Bệnh sởi
Virus sởi sống trong chất nhầy của mũi và cổ họng của bạn. Bạn có thể dễ dàng lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc nếu không chú ý công tác bảo vệ, chưa thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Một phần nguyên nhân khiến bệnh trở nên nguy hiểm là virus có thể truyền nhiễm 4 ngày trước khi xuất hiện phát ban và tiếp tục truyền nhiễm 4 ngày khi hết triệu chứng phát ban.
Khi bạn bị nhiễm bệnh sau 10-13 ngày tiếp xúc với bệnh, sốt cao kéo dài 4-7 ngày sau là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Các triệu chứng khác đi kèm: sổ mũi, đỏ mắt, viêm họng và những hạt Koplik trong niêm mạc miệng và phát ban từ đầu, mặt đến các chi.
Thật may mắn, bệnh sởi có thể ngăn ngừa được nếu bạn tiêm phòng vắc xin đầy đủ (2 liều). Vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR-Measles, Mumps, Rubella). Nếu bạn đang có trẻ nhỏ, nên thực hiện tiêm liều đầu tiên khi chúng được 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai từ 4 đến 6 tuổi. Và những người chưa có miễn dịch, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng yếu cũng có thể tiêm.
Nếu không may bạn bị nhiễm, điều trị không chữa lành hẳn. Cách tốt nhất để tăng tốc quá trình phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng là uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều.
Hãy tiêm vắc xin đầy đủ để có thể đầy lùi được biến chứng. Hoa Kỳ- một quốc gia loại bỏ hoàn toàn vắc xin trong chương trình tiêm chủng cho trẻ. Có khoảng 1 trong 4 người mắc bệnh sởi kết thúc tại bệnh viện. Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi có xu hướng gặp vấn đề tồi tệ nhất: Viêm não, có thể gây điếc và tổn thương não, bệnh tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng tai.
Người viết: GV Phan Thị Sương
https://www.webmd.com/children/vaccines/what-is-measles#2