Cập nhập tình hình kháng kháng sinh ở Việt Nam
Tại Hội nghị khoa học Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam 2017, PGS.TS Đoàn Mai Phương - BV BẠch Mai đã báo cáo đề tài "Cập nhập tình hình kháng kháng sinh tại Việt Nam". Theo Review on Antimicrobial Resistance 2014, sự thất bại trong việc giải quyết vấn đề kháng kháng sinh có thể dẫn đến 10 triệu ca tử vong tính đến năm 2050.
Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra hiện nay tại các bệnh viện, tình hình kháng kháng sinh ngày càng tăng. Đối với vi khuẩn Gram âm, kháng beta lactam có Enterobacteriaceae, đa kháng, kháng mở rộng, toàn kháng ở Acinetobacter, Pseudomonas aeruginosa. Vi khuẩn Gram dương, kháng beta lactam (Methicillin) ở Staphylococcus aureus, kháng Vancomycin.
Các số liệu kháng KS là cơ sở hạn chế gia tăng thuốc. Đối với tình hình kháng KS, Bộ Y tế đã đưa ra quyết điịnh số 370/QĐ-BYT ngày 10/2/2017 về việc thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017 - 2020. Để hạn chế gia tăng, tác giả bài nghiên cứu đã đưa ra một số giả pháp sau:
1. Cải tiến phòng thí nghiệm: Các nước cần có phòng thí nghiệm y khoa để xác định vi khuẩn và và chọn đúng thuốc điều trị chúng.
2. Sưu tập và chia sẻ dữ liệu: Các nước cần có hệ thống để theo dõi các ca và bản báo cáo kết quả trên toàn cầu để đưa ra quyết định chính sách tốt hơn
3. Sử dụng kháng sinh một cách thông minh: Đảm bảo kháng sinh khi cần, chúng phải được kê đơn và lấy đúng lúc.
4. Có biện pháp ngăn ngừa sự nhiễm trùng: Kiểm soát sự nhiễm trùng tốt là ngăn cản sự lan tràn của sự kháng vi khuẩn.
Dưới đây là bài báo cáo tại Hội nghị của PGS.TS Đoàn Mai Phương.
/thong-tin-dieu-duong/chuan-nang-luc-co-ban-cua-dieu-duong-viet-nam.aspx?lang=vn
- GV Dương Thị Ngọc Bích, Khoa Điều dưỡng -