DIỄN BIẾN CỦA TỬ THI VÀ CÁCH MAI TÁNG
DIỄN BIẾN CỦA TỬ THI VÀ CÁCH MAI TÁNG
Từ thuở ban đầu của loài người ước tính có khoảng 100.8 tỉ người đã sinh ra và chết đi. Một con số tăng theo tỷ lệ khoảng 0.8% dân số thế giới mỗi năm. Chuyện gì xảy ra với các thi thể sau khi họ chết đi và liệu cuối cùng hành tinh này có hết không gian mai táng không?
Khi tim con người ngừng đập thi thể trải qua nhiều giai đoạn trước khi phân hủy. Trong vòng vài phút sau khi chết máu bắt đầu tụ lại ở cơ quan thấp nhất của cơ thể. Thông thường từ 8 đến 12 giờ sau đó da ở những chỗ đó biến màu do hồ tử thi hay vết ố hậu tử vong và ngay thời điểm tử vong, các cơ trong cơ thể thả lỏng hoàn toàn ở trạng thái gọi là mềm nhũn sơ cấp, các cơ co cứng khoảng 2 đến 6 giờ sau đó ở trạng thái gọi là co cứng tử thi, sự co cứng này lan qua các cơ, và tốc độ này ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính và môi trường xung quanh. Cơ thể cũng thay đổi nhiệt độ thường thì nhiệt độ sẽ giảm để cân bằng với môi trường xung quanh.
Tiếp đến là quá trình phân hủy, quá trình các loại vi khuẩn và côn trùng phân rã thi thể. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy. Tuy nhiên có một nguyên tắc cơ bản về tác động của môi trường lên sự phân hủy gọi là quy luật Casper. Nếu tất cả yếu tố khác đều như nhau thi thể tiếp xúc với không khí sẽ phân hủy nhanh gấp 2 lần so với chìm trong nước, và nhanh gấp 8 lần so với chôn trong đất.
Tính axit của đất cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự bảo quản xương. Đất có tính axit cao với độ pH nhỏ hơn 5,3 sẽ phân hủy xương nhanh chóng, trong khi ở chỗ đất trung tính hoặc cơ bản có độ pH từ 7 trở lên, bộ xương có thể được duy trì tương đối tốt qua nhiều thế kỷ.
Các nền văn hóa khác nhau trong lịch sử đã phát triển các cách mai táng độc đáo. Lùi về cách mai táng đầu tiên của người Neanderthal họ tiến hành các nghi thức kèm cái chết như định vị, tô màu hoặc trang trí xác chết. Thiên chúa giáo truyền thống mai táng bằng cách mặc quần áo đẹp cho người chết, còn trong Hồi giáo truyền thống thi thể được bọc trong mảnh vải nghi lễ đầu được đặt hướng về thánh địa Mecca. Ấn độ giáo truyền thống hỏa táng theo nghi lễ và người Hỏa giáo, tín đồ một trong những tôn giáo độc thần lâu đời nhất có truyền thống đặt thi thể trên tháp cao để tiếp xúc với mặt trời và những con chim ăn xác chết. Trước cách mạng công nghiệp, việc mai táng khá đơn giản và dễ dàng. Ngày nay, đất mai táng phù hợp ở các khu vực đông dân không còn. Việc mua đất chôn cất tư nhân khá tốn kém và nhiều người không đủ tiền thực hiện mai táng đơn giản. Ngay cả hỏa thiêu, cách mai táng phổ biến thứ hai trên thế giới tốn chi phí cao.
Về vấn đề hết không gian vấn đề không phải ở tổng số đất trên thế giới mà do hiện tại dân số tập trung đông tại các thành phố. Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới có thể hết đất mai táng trong vòng một thế kỷ. Điều này còn xảy ra sớm hơn ở London trước năm 2035.
Vậy có cách thức nào khác với mai táng truyền thống có thể giải quyết vấn đề không gian không? Ở một số nước, nghĩa trang chọc trời cho phép mai táng theo chiều dọc. Một số lựa chọn tập trung vào mối quan hệ giữa thi thể và môi trường. Chẳng hạn cách mai táng công nghệ cao, sấy lạnh và nghiền nát thi thể tạo ra bột có thể biến thành phân hữu cơ, khi được trộn với khí oxy và nước. Cũng có những cách mai táng xanh sử dụng các vật liệu đặc biệt chẳng hạn như quan tài tự phân hủy, bình đựng tro có thể trồng cây, và quần áo mai táng có thể trồng nấm. Công ty Eternal Reefs mang ý tưởng đó xuống đáy đại dương, sử dụng hỗ hợp tro và xi măng để tạo ra môi trường sống dưới biển.
Cái chết là phần tất yếu của con người, nhưng cách xử lý các thi thể và cách mai táng tiếp tục phát triển. Chúng ta có thể có những đức tin khác nhau, tôn giáo khác biết, hoặc thực tế trong cách tiếp cận cái chết nhưng nhu cầu ngày càng tăng về không gian mai táng có thể thúc đẩy ta trở nên sáng tạo về nơi yên nghỉ của thi thể sau giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời.
Nguồn: https://science.howstuffworks.com/body-farm1.htm
Người viết: Giảng viên_Nguyễn Thị Bích Trâm