0236.3827111

Gãy xương sườn


Gãy xương sườn thường là kết quả của lực tác động mạnh, chẳng hạn như ngã từ trên cao, tai nạn xe cơ giới hoặc bị đánh bằng gậy bóng chày. Tuy nhiên, đôi khi ở người lớn tuổi bị loãng xương, chỉ cần một lực nhẹ (như khi ngã nhẹ).

Bản thân vết gãy xương hiếm khi nghiêm trọng, mặc dù lực gây ra vết gãy đôi khi gây ra các vấn đề khác, chẳng hạn như phổi bị bầm tím (dập phổi) hoặc phổi bị xẹp (tràn khí màng phổi). Chấn thương làm gãy xương sườn dưới đôi khi cũng gây tổn thương gan hoặc lá lách. Càng nhiều xương sườn bị gãy, phổi hoặc các cơ quan khác càng có khả năng bị tổn thương.

Ngực bị dập có thể xảy ra nếu một số xương sườn liền kề bị gãy ở nhiều vị trí. Trong tình trạng ngực bị đập, một đoạn thành ngực tách ra khỏi phần còn lại và di chuyển theo hướng ngược lại với phần còn lại của thành ngực khi một người thở. Việc thở trở nên khó khăn và mệt mỏi hơn. Thông thường, một cú đánh đủ mạnh để gây ra tình trạng ngực bị đập cũng làm bầm tím phổi bên dưới vùng bị thương (gọi là dập phổi).

                                                                                                                                                                 

1. Sơ cứu ban đầu

Giữ bình tĩnh và hạn chế cử động để tránh tổn thương thêm.

Ngồi thẳng lưng hoặc tìm tư thế giảm đau.

Chườm lạnh (đá bọc khăn) lên vùng bị thương trong 20 phút mỗi lần, giúp giảm sưng đau.

Tránh băng ép ngực vì có thể làm hạn chế hô hấp và tăng nguy cơ viêm phổi.

2. Chẩn đoán

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ ấn nhẹ lên xương sườn, nghe âm thanh trong phổi và quan sát chuyển động của lồng ngực khi bệnh nhân hít vào và thở ra.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh sau đây trước khi tiến hành điều trị gãy xương sườn:

Chụp X-quang: Chụp X-quang là phương pháp phổ biến để kiểm tra gãy xương sườn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng hiệu quả, đặc biệt là đối với các trường hợp gãy xương gần đây hoặc nứt nhẹ. Tuy nhiên, X-quang vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xẹp phổi.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Nhờ khả năng chụp X-quang từ nhiều góc độ và kết hợp hình ảnh lát cắt ngang chi tiết của cấu trúc bên trong, CT có thể phát hiện các tổn thương mà X-quang thông thường bỏ sót, ví dụ như gãy xương sườn, chấn thương mô mềm hay tổn thương mạch máu. 

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng từ trường năng lượng và sóng radio, MRI tạo ra hình ảnh cắt ngang, giúp bác sĩ quan sát các mô mềm và cơ quan xung quanh xương sườn, nhằm xác định tổn thương tiềm ẩn. Ngoài khả năng phát hiện các tổn thương xương thông thường, chụp cộng hưởng từ (MRI) còn có thể xác định những vết gãy xương sườn khó thấy.

Xạ hình xương: Kỹ thuật xạ hình xương sử dụng chất phóng xạ tiêm vào máu, đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện tình trạng gãy xương do chấn thương lặp đi lặp lại (như ho từng cơn dài). Chất phóng xạ tích tụ tại các khu vực xương đang phục hồi, hiển thị rõ ràng trên hình ảnh quét, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác trước khi điều trị gãy xương sườn.

                                                               


3. Điều trị

Trường hợp gãy nhẹ (không tổn thương nội tạng):

Kiểm soát đau: Dùng thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen).

Tập thở sâu: Ngăn ngừa viêm phổi và giúp phục hồi nhanh hơn.

Hạn chế vận động mạnh, không mang vác nặng.

Duy trì tư thế ngủ phù hợp (nằm nghiêng bên không bị thương hoặc nằm ngửa với gối đỡ lưng).

Trường hợp gãy nặng (nhiều xương sườn, thủng phổi, tràn khí màng phổi):

Có thể cần nhập viện để theo dõi.

Thở oxy nếu khó thở.

Phẫu thuật cố định xương nếu cần thiết.

4. Phục hồi

Quá trình lành thường mất 4-6 tuần, tùy vào mức độ tổn thương.

Tập hít thở sâu và vận động nhẹ để tránh biến chứng.

Nếu có dấu hiệu như khó thở, đau tăng dần, ho ra máu, nên đi khám ngay.

Tập luyện phù hợp giúp xương sườn bị gãy mau lành, bao gồm các bài tập đơn giản cho bệnh nhân như sau:

Bóp vai: Đứng thẳng với lưng và cổ thẳng. Từ từ ép chặt hai bả vai vào nhau đến khi cảm thấy căng nhẹ, không gây khó chịu, tránh kéo căng quá mức. Giữ nguyên tư thế này trong 2 giây và lặp lại 10 lần, nhưng phải đảm bảo bài tập không gây đau hoặc gia tăng các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải.

Hít thở sâu: Ngồi hoặc đứng với lưng và cổ thẳng. Thực hiện hít vào sâu nhất có thể mà không cảm thấy khó chịu, sau đó thở ra chậm rãi. Hít thở bằng cơ hoành, tập trung vào phần dưới phổi (không nâng cao vai), cho phép dạ dày mở rộng và rút ra nhẹ nhàng. Thực hiện 5 nhịp thở.

Xoay người khi ngồi: Ngồi với lưng và cổ thẳng, hai tay đặt ngang ngực. Xoay người sang bên trái/phải từ từ đến khi cảm thấy căng nhẹ, không gây khó chịu và đảm bảo cơ thể không căng quá mức. Giữ nguyên tư thế trong 2 giây và lặp lại 10 lần cho mỗi bên, nhưng phải đảm bảo bài tập không gây đau hoặc gia tăng các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải. Lưu ý: Giữ chân cố định trong suốt bài tập.


Tài liệu tham khảo:

1.               MSD MANUAL

https://www.msdmanuals.com/home/injuries-and-poisoning/chest-injuries/rib-fractures#Diagnosis_v12777805

2.               consumer version:  https://tamanhhospital.vn/gay-xuong-suon/

Giảng viên: Nguyễn Thị Lê