Gluten
Gluten là tên gọi chung của một nhóm protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Mặc dù hầu hết mọi người có thể ăn gluten mà không có bất kỳ vấn đề nào, nhưng nó có thể gây hại cho những người mắc bệnh celiac (dị ứng với gluten) hoặc nhạy cảm với gluten.
Những người dị ứng gluten có thể gặp các triệu chứng về tiêu hóa, đau đầu, mệt mỏi, sụt cân và viêm da sau khi ăn thức ăn chứa gluten. Việc loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống sẽ có giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng này ở những người bị dị ứng gluten, ngoài ra còn mang lại những lợi ích sức khỏe như giảm các kích thích đường ruột ở những người không bị dị ứng với gluten.
Dưới đây là 12 cách để có thể hạn chế hàm lượng gluten trong chế độ ăn:
1. Hạn chế sử dụng các loại ngũ cốc chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, và thay thế bằng quinoa, gạo nâu hoặc kiều mạch.
2. Sử dụng những thực phẩm có nhãn “không chứa gluten”: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra quy định gắn nhãn các thực phẩm có chứa hay không chứa gluten trên bao bì.
3. Chế độ ăn không có gluten có thể gây ra tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng như folate và magie, trừ khi các sản phẩm có chứa gluten được thay thế bằng các thực phẩm nhiều dinh dưỡng khác. Chế độ ăn da dạng là một cách tuyệt vời để loại bỏ gluten và tối ưu hóa lượng chất dinh dưỡng của bạn mà có thể thiếu trong chế độ ăn không có gluten.
4. Dọn dẹp bất kỳ vật dụng nào có chứa lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen.
5. Tránh đồ uống có chứa gluten như bia, rượu và một số loại sinh tố làm sẵn. Thay vào đó, hãy chọn đồ uống không chứa gluten như nước, cà phê và trà.
6. Sử dụng đồ ăn mang theo.
7. Các loại hạt tự nhiên không chứa gluten (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, chia) là nguồn cung cấp kẽm, canxi và chất xơ tuyệt vời, tất cả đều là những chất dinh dưỡng mà chế độ ăn không có gluten có thể thiếu.
8. Có nhiều tên gọi khác nhau của lúa mì như durum, kamut và spelt. Đánh giá danh sách thành phần và tuyên bố chất gây dị ứng trên nhãn thực phẩm để xác định và loại bỏ nguồn lúa mì.
9. Các nhà sản xuất thực phẩm có thể thêm gluten vào các sản phẩm thực phẩm để cải thiện kết cấu và thời hạn sử dụng. Hạn chế thực phẩm chế biến và ăn thực phẩm nguyên chất không chứa gluten như trái cây, rau, quả hạch, hạt và protein nạc.
10. Thường xuyên nấu ăn ở nhà.
11. Nhiều gia vị có chứa nguồn gluten bổ sung. Tốt nhất là nên đọc nhãn kỹ lưỡng và chỉ chọn các loại gia vị được dán nhãn là không có gluten được chứng nhận.
12. Tham gia một cộng đồng những người không sử dụng thực phẩm có gluten để giúp chia sẻ và tìm sự hỗ trợ.
Người viết: Phạm Thị Ngọc An
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/288406.php truy cập ngày 15/05/2019
https://www.healthline.com/nutrition/gluten-detox#section1 truy cập ngày 15/05/2019