Kiểm soát đường huyết sơ sinh
Đường là dinh dưỡng thiết yếu cho não. Đường máu thấp bất thường có thể gây ra bệnh lý về não và có nguy cơ gây ra các tổn thương thần kinh lâu dài ở sơ sinh. Đường huyết ở mức độ nào để gây ra đang còn bàn cãi. Có hiện tượng giảm đường huyết sinh lý thoáng qua sau sinh khoảng 2-4 giờ, vì vậy cần phải nhận biết khoảng thời gian này để phân biệt với các bệnh lý khác.
Hạ đường huyết sơ sinh là một hiện tượng hay gặp ở những sơ sinh được chẩn đoán là nồng đồ đường thấp bất thường, nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể.
Những trẻ có đường huyết < 2.6 mmol/L phải được kiểm tra đường huyết từng giờ đến khi ổn định với mức độ đường huyết > 2.6 mmol/L.
Những sơ sinh đẻ non mà không có khả năng bú tốt sau sinh (tuổi thai < 34 tuần) thông thường cần phải tiến hành xét nghiệm sàng lọc hai lần trước khi cho ăn mỗi 3 giờ đầu tiên. Những sơ sinh nguy cơ khác cần tiếp tục sàng lọc trước mỗi bữa ăn cho đến khi 24h tuổi.
1. Nguyên nhân
Mức độ đường huyết của thai tương ứng như sản phụ vì đường qua được nhau thai. Sơ sinh sản xuất insulin từ những tuần thai đầu tiên, insulin không qua nhau thai. Khi thai nhi lấy đường từ mẹ, tuyến tụy tiếp tục sản xuất insulin với mức tương ứng của sơ sinh và mức độ đường huyết của sơ sinh giảm xuống nhanh chóng. Hiện tượng này xảy ra thoáng qua, điều trị bằng cách cho bú sớm hoặc đồng thời tiêm tĩnh mạch đường dextrose cho đến khi sự thích ứng chuyển hóa của đứa trẻ tương ứng với lượng đường đạt được.
Những trẻ đẻ non và cân nặng thấp so với tuổi thai, khả năng dự trữ glycogen của thai nhi rất kém, do vậy có nguy cơ hạ đường huyết rất cao trong những giờ sau sinh. Những hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc đẻ có thể dẫn đến hiện tượng tăng nhu cầu năng lượng, như là: ngạt, bị lạnh, suy hô hấp, chuyển dạ kéo dài. Những trẻ bị rối loạn chuyển hóa carbohydrate và amino acid đều có nguy cơ hạ đường huyết.
Những trường hợp giảm đường huyết nặng và kéo dài cần được phân biệt với các trường hợp giảm đường huyết bệnh lý. Khi một đứa trẻ cần lượng đường trên 7.5mg/kg/phút thì các nguyên nhân bệnh lý cần được xem xét tới. Hầu hết những trường hợp này là rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, như là bệnh dự trữ glycogen, rối loạn oxi hóa chuyển hóa acid mỡ.
2. Những sơ sinh nguy cơ
- Đẻ non
- Cân nặng thấp so với tuổi thai
- Cân nặng cao so với tuổi (cường insulin)
- Những sơ sinh từ bà mẹ đái tháo đường không được quản lý tốt
- Sơ sinh bị ngạt
- Sơ sinh suy dinh dưỡng
3. Triệu chứng
Những triệu chứng thông thường hay gặp ở sơ sinh hạ đường huyết là:
- Các hiện tượng điều hòa thân nhiệt, run, co giật, kích thích, bồn chồn, hôn mê.
- Suy hô hấp, ngừng thở và tím tái
- Giảm trương lực cơ, lờ đờ, bú kém và bơ phờ
4.Điều trị
Can thiệp điều trị ngay sau khi có chẩn đoán xác định (lưu ý là xét nghiệm nhanh đường huyết có thể thấp hơn so với thực tế). Điều trị bao gồm:
- Cho bú sớm (tối thiểu 5 lần cho ăn trong 24h đầu tiên)
- Cho bú bình hoặc đặt sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch nhỏ giọt đường nếu người mẹ không thể cho con bú.