Làm thế nào để “Stress” trở thành bạn của chúng ta
Trong nhiều năm qua, mọi người vẫn cho rằng Stress là nguyên nhân làm tăng nguy cơ của tất cả mọi thứ, từ cảm lạnh thông thường, tới bệnh tim mạch. Về căn bản, chúng ta đã biến stress trở thành kẻ thù.
Chúng ta cần phải thay đổi quan điểm của mình về stress. Có một nghiên cứu theo dõi 30,000 người trưởng thành ở Mỹ trong 8 năm, và họ bắt đầu bằng việc hỏi mọi người: “Trong năm vừa qua bạn phải chịu đựng bao nhiêu stress?”. Họ cũng hỏi: “Bạn có tin rằng stress có hại cho sức khỏe của bạn không?”. Và họ dùng hồ sơ tử vong chung để xem những ai đã chết. Và kết qua của cuộc nghiên cứu là: những người trải qua rất nhiều căng thẳng trong năm có nguy cơ tử vong tăng 43%. Những điều này chỉ đúng với những ai đồng thời tin rằng stress có hại cho sức khỏe của họ. Những người gặp nhiều căng thẳng nhưng không nghĩ stress là có hại không có vẻ gì là sẽ chết cả. Trên thực tế, họ là những người có nguy cơ tử vong thấp nhất trong tất cả các đối tượng nghiên cứu, kể cả những người gặp tương đối ít stress. Bây giờ, các nhà nghiên cứu ước tính rằng trong 8 năm theo dõi các trường hợp tử vong, 182,000 người Mỹ chết trẻ, không phải vì stress, mà vì tin rằng stress là có hại cho họ. Tức là hơn 20,000 cái chết 1 năm. Vậy, nếu ước tính đó là chính xác, thì niềm tin rằng stress có hại sẽ đứng thứ 15 trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất tại Mỹ trong năm vừa qua, khiến nhiều người chết hơn cả ung thư da, HIV/AIDS và các vụ giết người.
Vậy nếu thay đổi cách nhìn của chúng ta về stress thì chúng ta có khỏe mạnh hơn không? Và khoa học trả lời là có. Khi chúng ta thay đổi suy nghĩ về stress, chúng ta có thể thay đổi cách cơ thể phản ứng với nó. Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, tim sẽ đập nhanh, nhịp thở cũng nhanh hơn, và có thể toát cả mồ hôi. Và thông thường, chúng ta diễn giải những thay đổi thể chất này là sự lo lắng hoặc các dấu hiệu rằng chúng ta không giỏi đối mặt với áp lực. Nhưng nếu thay vào đó, chúng ta nhìn nhận chúng như các dấu hiệu rằng cơ thể đang được tiếp thêm năng lượng, để chuẩn bị cho chúng ta đối mặt với thử thách này thì sao? Đây chính là những gì người tham gia được bảo trong một nghiên cứu được tiến hành ở đại học Havard. Trước khi họ trải qua bài kiểm tra về stress, họ được dạy để nghĩ rằng phản ứng stress là có ích. Rằng tim đập nhanh là chuẩn bị cho hành động. Nếu chúng ta thở gấp hơn, cũng không vấn đề gì. Nó làm tăng oxy cho não. Và những người học cách coi phản ứng với stress là có ích cho sự thể hiện của họ, họ ít bị căng thẳng hơn, ít lo lắng hơn, và tự tin hơn. Nhưng khám phá thú vị nhất là cách phản ứng thể chất với stress của họ đã thay đổi. Như bình thường, để phản ứng với căng thẳng, nhịp tim của chúng ta tăng, và các mạch máu co lại. Và đây là một trong những lý do mà căng thẳng thường xuyên được cho là có liên quan đến các bệnh về tim mạch. Thực sự là không khỏe mạnh khi phải ở suốt trong tình trạng này. Nhưng trong nghiên cứu, khi những người tham gia coi phản ứng với stress của họ là có lợi, thì mạch máu của họ vẫn dãn thoải mái. Tim họ vẫn đập nhanh, nhưng đây là dấu hiệu tim mạch tốt hơn rất nhiều. Và đây thực sự là điều mà nghiên cứu khoa học về stress đã tiết lộ, rằng cách chúng ta nghĩ về stress là rất quan trọng.
Tài liệu tham khảo: Nghiên cứu khoa học về Stress của Keller, Litzelman, Wisk 2012, tại University of Wisconsin_School of Medicine and Public Health.
Người viết_Giảng viên: Nguyễn Thị Bích Trâm