LÍ DO CHÚNG TA NGỦ
Năm 1965, Randy Gardner – một học sinh trung học phổ thông đã thức liên tục trong 264 giờ, đó là 11 ngày để chúng ta quan sát xem Gardner đối mặt với việc không ngủ như thế nào? Đến ngày thứ 2 thì mắt Gardner không thể tập trung được nữa. Tiếp theo, Gardner đã mất khả năng nhận biết các đồ vật bằng cơ quan xúc giác. Sang ngày thứ 3, Gardner có tâm trạng ủ rũ và không hợp tác. Kết thúc cuộc thử nghiệm, Gardner rất khó tập trung, gặp vấn đề về trí nhớ ngắn hạn, trở nên hoang tưởng và bắt đầu bị hội chứng ảo giác. Tuy Gardner đã hồi phục mà không có hậu quả dài hạn về tinh thần và thể chất, nhưng đối với những người khác, sự mất ngủ có thể gây ra mất cân bằng hocmon, ốm yếu, các triệu chứng nguy hiểm, và thậm chí dẫn đến tử vong.
Chúng ta đang bắt đầu nghiên cứu từ việc tìm hiểu ‘lí do chúng ta ngủ’, điểm khởi đầu này là rất quan trọng. Người trưởng thành cần 7 đến 8 tiếng trong một ngày để ngủ, và đối với tuổi vị thành niên thì cần khoảng 10 tiếng. Chúng ta buồn ngủ do những dấu hiệu mệt mỏi từ cơ thể được truyền tới não và những báo hiệu từ môi trường rằng trời đã tối, khi đó trong cơ thể, các chất hóa học gây buồn ngủ như Adenosin và Melatonin được sản sinh ra nhiều hơn, làm hơi thở và nhịp tim chậm lại, đồng thời các cơ bắp được thư giãn. Trạng thái ngủ này (mắt không chuyển động) là lúc ADN được hồi phục và cơ thể đang lấy lại năng lượng cho một ngày mới.
Ở Mỹ, ước tính có 30% người trưởng thành và 66% người vị thành niên thường xuyên bị thiếu ngủ. Mất ngủ không phải chỉ là một vấn đề gây mệt mỏi chút xíu, mà nó còn gây ra mối tác hại lớn đến cơ thể chúng ta. Khi chúng ta mất ngủ thì việc tiếp thu, trí nhớ, tâm trạng và sự phản xạ bị ảnh hưởng. Mất ngủ còn có thể gây chứng viêm, ảo giác, bệnh huyết áp cao và còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì.
Trong năm 2014, một Fan cuồng bóng đá đã chết sau khi thức xem World Cup trong 48 tiếng. Anh ấy chết yểu vì bị đột quỵ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thói quen ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 4.5 lần so với những nguời có thời gian ngủ thích hợp là từ 7 đến 8 tiếng. Lại có một ít những người trên hành tinh mang trong mình sự đột biến gen di truyền hiếm, hàng ngày họ đều mất ngủ. Bệnh này được gọi là ‘Fatal Familial Insomnia’, làm cơ thể lâm vào trạng thái mất ngủ khủng hoảng nghiêm trọng, chúng tấn công vào các giấc ngủ bình yên. Trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, căn bệnh biến chuyển tồi tệ hơn, dẫn đến chứng mất trí và tử vong. Vậy làm thế nào mà chứng mất ngủ lại gây ra sự suy kiệt như thế?
Các nhà khoa học nghĩ rằng câu trả lời nằm trên sự tích tụ sản phẩm thừa trong não chúng ta. Trong nhiều giờ thức, các tế bào của chúng ta tiêu thụ nhiều năng lượng, chúng sinh ra nhiều sản phẩm phụ, trong đó bao gồm Adenosin. Khi Adenosin sinh ra nhiều, nó càng thôi thúc chúng ta them ngủ, hay chúng ta thường gọi là áp lực ngủ. Thực tế, chất cà phê in làm việc dựa trên việc chặn con đường tiếp nhận Adenosin. Các chất thừa khác cũng được dồn lên não, và nếu chúng không được loại bỏ, chúng sẽ chất đầy làm quá tải cho bộ não và dẫn đến các triệu chứng xấu của việc thiếu ngủ.
Vậy bộ não chúng ta làm gì khi chúng ta ngủ để giải quyết sự quá tải này? Các nhà khoa học đã khám phá ra một bộ phận gọi là hệ bạch huyết, đây là một cơ chế dọn dẹp giúp dọn dẹp các sản phẩm phụ và nó hoạt động mạnh mẽ hơn khi chúng ta ngủ. Nó làm việc bằng cách sử dụng dòng chảy của dịch bạch huyết để đem đi các sản phẩm phụ tích tụ ở các tế bào. Mạch bạch huyết, mạch bao gồm các đường dịch chuyển của các tế bào miễn dịch, gần đây được tìm thấy trong não và chúng đóng vai trò loại bỏ các sản phẩm phụ hàng ngày ở não. Trong khi các nhà khoa học tiếp tục thăm dò cơ chế lấy lại sức khỏe sau khi ngủ chúng ta có thể chắc chắn rằng “Giấc ngủ đủ, ngon lành là cần thiết nếu chúng ta muốn đảm bảo sức khỏe và sự minh mẫn”.
Nguồn:http://www.neatorama.com/2007/10/24/eleven-days-awake/
Người viết_Giảng viên: Nguyễn Thị Bích Trâm