Marie Curie và Những Cống Hiến
Marie Curie và Những Cống Hiến
Nếu bạn muốn xem qua sổ tay của Marie Curie, bạn nên ký giấy từ bỏ quyền lợi và mặc quần áo bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm phóng xạ. Bà Curie được chôn cất trong một cỗ quan tài lót chì, giúp cho chất phóng xạ - thứ mà bà tập trung nghiên cứu, và cũng có thể là nguyên nhân cái chết của bà, được bảo quản cẩn thận.
Lớn lên ở Warsaw, Ba Lan nơi bị người Nga chiếm đóng, cô Marie trẻ tuổi, tên thật là Maria Sklodowska, là một học sinh thông minh, nhưng cô ấy gặp rất nhiều rào cản. Là một phụ nữ, học hành là một điều xa vời, nên để thách thức mọi người, Marie đã theo học trường Đại học Floating, một tổ chức bí mật giáo dục thanh niên Ba Lan trong bí mật. Bằng tiền tiết kiệm từ việc làm gia sư, cuối cùng cô có thể chuyển đến ở Paris và theo học tại trường Sorbonne danh tiếng. Ở đó, Marie nhận được cả hai bằng Vật lý và Toán học, và hầu như chỉ ăn bánh mỳ và uống trà, đôi lúc cô ngất xỉu vì quá đói.
Marie Curie
Ở Paris, Marie gặp nhà vật lý Pierre Curie, người đã cùng làm việc và yêu thương cô. Nhưng cô ấy rất mong trở về Ba Lan. Khi về lại Warsaw, cô nhận ra rằng một người phụ nữ có học hàm sinh sống ở đây là điều khó khăn. Nhưng vẫn chưa mất tất cả. Ở Paris, người tình Pierre đang chờ đợi cô, và cặp đôi nhanh chóng kết hôn và trở thành một đội làm việc ăn ý.
Pierre và Marie Curie ở phòng thí nghiệm
Nghiên cứu của một nhà vật lý làm Marie Curie chú ý. Năm 1896, Henri Becquerel khám phá ra Uranium tự phát ra một loại phóng xạ giống tia X mà có thể tương tác với tấm phim. Curie sớm nhận ra rằng nguyên tố Thorium phát ra bức xạ tương tự. Quan trọng nhất là độ mạnh của phóng xạ chỉ phụ thuộc vào số lượng nguyên tố đó và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi lý hóa nào. Điều này làm bà kết luận phóng xạ phát ra từ thứ gì đó ở trong nguyên tử của từng nguyên tố. Đó là một ý tưởng cấp tiến và nó bác bỏ ý tưởng nguyên tử là một vật thể không thể tách rời. Sau đó, bằng cách nghiên cứu về khoáng vật siêu phóng xạ Pitchblende, nhà Curie đã nhận ra Uranium không thể tự tạo ra tất cả phóng xạ đó. Vậy có thể là do những nguyên tố phóng xạ khác ư?
Năm 1898, họ tìm ra hai nguyên tố mới, Polonium, đặt theo quê hương của Marie, Ba Lan, và Radium, tiếng La Tinh có nghĩa là tia. Họ cũng đặt ra thuật ngữ “phóng xạ”. Năm 1902, nhà Curie đã điều chế 0,1 gram muối clorua tinh khiết từ hàng tấn khoáng Pitchblende, một kỳ công vào thời điểm đó. Cũng trong năm đó, Pierre Curie và Henri Becquerel được đề cử giải Nobel Vật lý, nhưng bà Marie lại bị bỏ lơ. Pierre muốn công nhận công lao to lớn của vợ mình. Nên cả nhà Curie và Becquerel đều nhận giải Nobel năm 1903, và bà trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel.
Được tôn trọng và cung cấp kinh phí, nhà Curie đang trên đường thăng tiến. Nhưng tai họa ập đến vào năm 1906, Pierre qua đời vì bị xe ngựa đâm khi ông đang băng qua đường. Tuyệt vọng, bà Marie vùi đầu vào những nghiên cứu bà dạy thay ông Pierre ở trường Đại học Sorbonne, và trở thành nữ giáo sư đầu tiên ở trường này.
Nỗ lực đơn độc của bà có kết quả. Năm 1911, bà lại đoạt một giải Nobel ở lĩnh vực Hóa học vì phát hiện ra Radium và Polonium trước đó, và điều chế, phân tích Radium tinh khiết và thành phần của nó. Điều này làm bà trở thành người đầu tiên, và đến giờ người duy nhất có giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau.
Giáo sư Curie đưa phát hiện của mình vào thực tiễn thay đổi những nghiên cứu y khoa và phương pháp chữa bệnh. Bà điều hành những máy chụp tia X di động vào thế chiến I, và tìm ra ảnh hưởng của bức xạ lên các khối u. Tuy nhiên, bà phải trả giá cho những đóng góp cho nhân loại. Bà Curie qua đời năm 1934 vì bị suy tủy xương, nhiều người cho rằng đó là vì bà bị nhiễm độc phóng xạ.
Curie trong một chiếc xe X-quang di động
Nghiên cứu mang tính cách mạng của bà đã đặt nền tảng cho vật lý và hóa học, mở ra con đường mới cho ung thư học, công nghệ, y học và vật lý hạt nhân, và nhiều lĩnh vực khác nữa. Dù sao đi nữa, nghiên cứu bức xạ của bà đã tạo ra một kỉ nguyên mới, khám phá ra những bí ấn to lớn của khoa học.
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Marie_Curie
Người viết: Giảng viên_Nguyễn Thị Bích Trâm