Những phát hiện mới về mất thính lực liên quan đến tuổi
Mặc dù, mất thính giác có nhiều nguyên nhân dẫn đến, nhưng phổ biến nhất chính là sự lão hóa. Một phần ba trường hợp mất thính giác từ 65 tuổi trở lên, với đặc điểm không thay đổi, tăng ngưỡng thính giác; đặc biệt là tăng dải tần số nghe. Những phát hiện mới được tìm thấy cho phép xác định tốt hơn các bệnh nhân dễ bị tổn thương và có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn một số trường hợp mất thính lực liên quan đến tuổi.
- Loãng xương: ảnh hưởng mật độ khoáng của xương trong tai (ốc tai, 3 xương nhỏ: xương búa, xương đe, xương bàn đạp), cản trở truyền tin tới ốc tai. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Quốc gia Gyeongsang, Hàn Quốc giảm mật độ khoáng xương của cổ xương đùi có liên quan đến nguy cơ mất thính giác tăng gấp 1,7 lần. (Yoo, Park, Seo, & Park, 2019)
- Tiếp xúc với tiếng ồn: làm tăng tốc độ giảm thính lực. Thực nghiệm trên chuột khi tiếp xúc với tiếng ồn trong 15 tháng, thính giác của chúng giảm hơn so với nhóm chứng. (Alvarado, 2019)
- Liệu pháp thay thế hormone (HRT): điều trị tiền mãn kinh, loãng xương… (Guimaraes, 2006)
- Tấm biểu bì (thành phần của tế bào lông cảm giác): thiếu hoặc đột biến gen LM07 trên tấm biểu bì làm giảm thính lực. (Du, 2006).
Mất thính giác là một yếu tố góp phần vào chứng mất trí nhớ và Alzheimer, khiến người cao tuổi cô lập về mặt xã hội. Điều cần thiết cho cả người cao tuổi và nhân viên chăm sóc cho người lớn tuổi.
Người viết: Phan Thị Sương
Từ viết tắt: HRT - Hormone replacement therapy
Tài liệu tham khảo:
Alvarado, J. C., Fuentes-Santamaría, V., Gabaldón-Ull, M. C., & Juiz, J. M. (2019). Age-Related Hearing Loss Is Accelerated by Repeated Short-Duration Loud Sound Stimulation. Frontiers in neuroscience, 13, 77. doi:10.3389/fnins.2019.00077
Du TT, Dewey JB, Wagner EL, et al. LMO7 deficiency reveals the significance of the cuticular plate for hearing function. Nat Commun. 2019;10(1):1117.
Guimaraes, P., Frisina, S. T., Mapes, F., Tadros, S. F., Frisina, D. R., & Frisina, R. D. (2006). Progestin negatively affects hearing in aged women. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 103(38), 14246–14249. doi:10.1073/pnas.0606891103
Yoo, J.-I., Park, K. S., Seo, S.-H., & Park, H. W. (2019). Osteoporosis and hearing loss: findings from the Korea National Health and Nutrition Examination Survey 2009–2011. Brazilian Journal of Otorhinolaryngology. doi:https://doi.org/10.1016/j.bjorl.2018.12.009