Phẫu thuật bắc cầu thuận lợi cho điều trị ban đầu thiếu máu cục bộ đe dọa chi mạn tính
Thực hiện phẫu thuật bắc cầu mở để khôi phục tuần hoàn cho những người mắc bệnh động mạch ngoại vi (PAD) dạng nặng – một tình trạng hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân – đã mang lại kết quả tốt hơn cho những bệnh nhân cụ thể so với thủ thuật ít xâm lấn khác. Các thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng do Viện Y tế đã hỗ trợ cho nhận định trên.
Hơn 8,5 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ sống chung với PAD, một tình trạng trong đó lưu lượng máu đến một hoặc cả hai chân bị giảm do sự tích tụ của các mảng mỡ trong động mạch. Thiếu máu cục bộ (CLTI), một tình trạng đau đớn và suy nhược có thể dẫn đến cắt cụt chi nếu không được điều trị. Có tới khoảng 22 triệu người trên toàn thế giới mắc CLTI, tình trạng này cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong.
Thử nghiệm Liệu pháp Nội mạch Tốt nhất so với Liệu pháp Phẫu thuật Tốt nhất dành cho Bệnh nhân mắc CLTI (BEST-CLI) là một nghiên cứu mang tính bước ngoặt được hỗ trợ bởi Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI). Những phát hiện này đã được công bố trên Tạp chí Y học New England và đồng thời được trình bày dưới dạng nghiên cứu mới nhất tại Phiên khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2022.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của hai phương pháp điều trị phổ biến đối với CLTI, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 1.830 người trưởng thành đang có kế hoạch tái thông mạch máu, một quy trình được sử dụng để khôi phục lưu lượng máu trong các động mạch bị tắc và những người đủ điều kiện cho cả hai chiến lược điều trị.
Một chiến lược điều trị là phẫu thuật bắc cầu mở, trong đó máu được chuyển hướng xung quanh động mạch chân bị tắc bằng cách sử dụng một đoạn tĩnh mạch khỏe mạnh. Chiến lược khác là một thủ thuật nội mạch – một thủ thuật được thực hiện bên trong các mạch máu nơi một quả bóng chèn được làm giãn ra và/hoặc một ống đỡ động mạch được đặt vào đoạn động mạch bị tắc để cải thiện lưu lượng máu. Để so sánh chiến lược phẫu thuật với phương pháp nội mạch ít xâm lấn, các nhà nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên những người tham gia vào một trong hai thử nghiệm song song được tiến hành tại 150 trung tâm y tế ở Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Ý và New Zealand trong giai đoạn 2014-2021.
Thử nghiệm đầu tiên, được xác định là nhóm 1, bao gồm 1.434 người trưởng thành được đánh giá là ứng cử viên tốt nhất cho phẫu thuật bắc cầu vì họ có đủ lượng tĩnh mạch tối ưu (một đoạn tĩnh mạch hiển lớn) được ưu tiên cho thủ thuật. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia thử nghiệm trong vòng 7 năm.
Thử nghiệm thứ hai, được xác định là đoàn hệ 2, bao gồm 396 người trưởng thành không phải là ứng cử viên tốt nhất cho phương pháp bắc cầu mở vì họ không có đủ lượng tĩnh mạch hiển ưa thích. Họ được chọn ngẫu nhiên để thực hiện thủ thuật nội mạch hoặc phẫu thuật bắc cầu sử dụng vật liệu ghép thay thế thay vì tĩnh mạch hiển.Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia thử nghiệm trong tối đa ba năm.
Khi kết thúc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia trong nhóm 1 được bắc cầu ít có khả năng gặp các biến cố y tế lớn liên quan đến CLTI thấp hơn 32% so với những người thực hiện thủ thuật nội mạch.Kết quả này được thúc đẩy bởi việc giảm 65% các ca phẫu thuật lặp lại hoặc thủ thuật lớn để duy trì lưu lượng máu ở cẳng chân và giảm 27% số lần cắt cụt chi.Không có sự khác biệt nào được tìm thấy về tỷ lệ tử vong giữa những người tham gia phẫu thuật bắc cầu và những người được phẫu thuật nội mạch.
NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN DIỆU HẰNG