0236.3827111

Phơi nhiễm acetaminophen trong thai kỳ có liên quan đến nguy cơ cao mắc rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn tự kỷ


Phơi nhiễm acetaminophen trong thai kỳ có liên quan đến nguy cơ cao mắc rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn tự kỷ

Thiếu hụt chú ý/rối loạn tăng động (ADHD) được biểu hiện bằng hành vi hiếu động và bốc đồng. Tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển phức tạp, ảnh hưởng đến hành vi của một người thông qua cách cư xử, tương tác với người khác và quá trình học hỏi.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu dài hạn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ và trẻ em. Họ đã thu thập máu cuống rốn từ 996 ca sinh và đo lượng acetaminophen trong mỗi mẫu. Vào thời điểm độ tuổi trẻ em trung bình là 8,9 tuổi, 25,8% chỉ được chẩn đoán mắc ADHD, 6,6% chỉ với ASD và 4,2% với ADHD và ASD. Các nhà nghiên cứu đã phân loại lượng acetaminophen và các sản phẩm phụ của nó trong các mẫu thành ba phần, từ thấp nhất đến cao nhất. So với nhóm thấp nhất, nhóm trẻ em có định lượng acetaminophen trung bình có nguy cơ mắc ADHD cao hơn gấp khoảng 2,26. Nhóm có mức phơi nhiễm cao nhất của có liên quan đến rủi ro gấp 2,86 lần. Tương tự, rủi ro ASD cao hơn ở những người ở nhóm phơi nhiễm trung bình (2,14 lần) và mức phơi nhiễm cao nhất (3,62 lần).

Kết quả nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm với acetaminophen trong bụng mẹ có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị rối loạn chú ý/rối loạn tăng động và rối loạn tự kỷ.

Người viết: Phạm Thị Ngọc An

Nguồn tham khảo: https://www.nih.gov/news-events/news-releases/nih-funded-study-suggests-acetaminophen-exposure-pregnancy-linked-higher-risk-adhd-autism