0236.3827111

Thói quen dành một lượng lớn thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử của trẻ em được bắt đầu từ khi còn nhỏ


Theo phân tích của các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia, Đại học Albany và Trung tâm y tế Langone Đại học New York cho biết thời gian trung bình hàng ngày của trẻ em dành cho việc xem tivi, sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động đã tăng từ 53 phút ở 12 tháng tuổi lên hơn 150 phút sau 3 năm. Đến 8 tuổi, trẻ em có nhiều khả năng tiếp xúc với các thiết bị điện tử cao nhất nếu chúng được chăm sóc tại nhà hoặc được sinh ra từ những bà mẹ có con lần đầu. Kết quả nghiên cứu được đã được đăng tải trên tạp chí JAMA Pediatrics.

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen sử dụng các thiết bị điện tử được bắt đầu từ sớm. Phát hiện này cho thấy các can thiệp nhằm giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử nên được giới thiệu sớm hơn để có thể có cơ hội thành công cao hơn.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu của gần 4.000 trẻ em tham gia nghiên cứu đã trả lời câu hỏi về thói quen sử dụng các thiết bị điện tử của con cái họ khi chúng 12, 18, 24, 30 và 36 tháng tuổi. Họ cũng trả lời những câu hỏi tương tự khi những đứa trẻ 7 và 8 tuổi. Nghiên cứu đã tổng hợp thêm thông tin về nhân khẩu học của các bà mẹ và trẻ em từ hồ sơ lưu trữ và các khảo sát khác.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi, giới thiệu có kiểm soát về các phương tiện này cho trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi và hạn chế thời gian sử dụng xuống còn một giờ mỗi ngày cho trẻ em từ 2 đến 5 tuổi. Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 87% trẻ em có thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá các khuyến nghị này.

Người viết: Phạm Thị Ngọc An

Nguồn tham khảo: https://www.nih.gov/news-events/news-releases/high-amounts-screen-time-begin-early-infancy-nih-study-suggests