Tiêm phòng vắc xin cúm
Tiêm phòng vắc xin Cúm
Các loại vắc xin cúm khác nhau được chấp thuận sử dụng cho các nhóm người khác nhau:
- Có những mũi tiêm phòng cúm được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi và tiêm phòng cúm được sử dụng cho người lớn từ 65 tuổi trở lên .
- Tiêm phòng cúm cũng được khuyến cáo và chấp thuận sử dụng cho phụ nữ mang thai và những người mắc một số tình trạng sức khỏe mãn tính.
- Thuốc chủng ngừa cúm dạng xịt qua mũi được chấp thuận sử dụng cho những người không mang thai từ 2 tuổi đến 49 tuổi. Những người mắc một số bệnh lý nhất định không nên chủng ngừa cúm dạng xịt qua mũi .
Trường hợp không nên tiêm Cúm:
Các yếu tố có thể xác định sự phù hợp của một người với việc tiêm chủng hoặc tiêm chủng với một loại vắc xin cụ thể, bao gồm tuổi tác, sức khỏe (hiện tại và trước đây) của một người và bất kỳ dị ứng nào có liên quan.
Khi nào chúng ta nên chủng ngừa?
Phải mất khoảng hai tuần sau khi chủng ngừa để các kháng thể bảo vệ chống lại bệnh cúm phát triển trong cơ thể.
Bạn nên chủng ngừa cúm trước khi vi-rút cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng của bạn, vì phải mất khoảng hai tuần sau khi chủng ngừa để các kháng thể phát triển trong cơ thể và bảo vệ chống lại bệnh cúm. Lên kế hoạch tiêm phòng sớm vào mùa thu, trước khi mùa cúm bắt đầu. CDC khuyến cáo mọi người nên chủng ngừa cúm vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, việc chủng ngừa sớm (ví dụ, vào tháng 7 hoặc tháng 8) có thể làm giảm khả năng bảo vệ khỏi nhiễm cúm vào cuối mùa cúm, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Việc chủng ngừa nên tiếp tục được thực hiện trong suốt mùa cúm, kể cả vào tháng Giêng hoặc muộn hơn. Trẻ em cần hai liều vắc-xin để được bảo vệ nên bắt đầu quá trình tiêm chủng sớm hơn, vì hai liều phải được tiêm cách nhau ít nhất bốn tuần.
Nguồn:
https://www.cdc.gov/flu/prevent/vaccinations.htm
Người viết: Ngô Thị Phương Hoài
- 6 lời khuyên để ăn uống lành mạnh với ngân sách tiết kiệm trong bệnh tiểu đường
- Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt trên toàn thế giới
- Tình hình nhiễm Herpes sinh dục ở người lớn trên Thế Giới
- Cập nhật hướng dẫn về phòng ngừa virus lây qua đường hô hấp của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
- ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN, KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH, NHÂN VIÊN Y TẾ 2024-2025