Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi cộng đồng toàn cầu bình đẳng việc ứng phó với HIV
Vào ngày 1 tháng 12, Ngày Thế giới phòng chống AIDS 2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi các nhà lãnh đạo và công dân toàn cầu mạnh dạn nêu ra và giải quyết những bất bình đẳng đang kìm hãm tiến độ đạt được mục tiêu chấm dứt AIDS trên toàn cầu vào năm 2030.
WHO sẽ cùng các đối tác và cộng đồng toàn cầu kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống AIDS 2022 với chủ đề "Bình đẳng" – một thông điệp nêu bật sự cần thiết của việc đảm bảo các dịch vụ HIV thiết yếu đến được với những người có nguy cơ và nhu cầu cao nhất, đặc biệt là trẻ em sống chung với HIV, các nhóm quần thể chính nhiễm HIV và bạn tình của họ.
Theo Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, "Với sự đoàn kết toàn cầu và khả năng lãnh đạo tiên phong, chúng tôi có thể đảm bảo mọi người sẽ đều nhận được sự chăm sóc mà họ cần", Tổng Giám đốc WHO cho biết: "Ngày Thế giới phòng chống AIDS là cơ hội để tái khẳng định và tập trung vào cam kết chung nhằm chấm dứt AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030."
HIV vẫn là một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Nhưng phản ứng của chúng ta đang có nguy cơ bị tụt lại phía sau.
• Trong số 38 triệu người sống chung với HIV, 5,9 triệu người biết mình nhiễm HIV không được điều trị.
• Hơn 4 triệu người nhiễm HIV vẫn chưa được chẩn đoán.
• Trong khi 76% người trưởng thành nói chung đang được điều trị bằng thuốc kháng virus giúp họ có cuộc sống bình thường và khỏe mạnh, Thì chỉ 52% số trẻ em nhiễm HIV được tiếp cận với phương pháp điều trị này trên toàn cầu vào năm 2021.
• 70% số ca nhiễm HIV mới nằm trong số những người chịu thiệt thòi và thường bị hình sự hóa.
• Mặc dù sự lây truyền nói chung đã giảm ở châu Phi, nhưng chưa có sự sụt giảm đáng kể nào ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới ( một nhóm dân số chính ) trong 10 năm qua.
Dịch bệnh chồng chéo giữa đậu mùa khỉ và HIV
Dữ liệu hiện có của WHO cho thấy trong số những người được xác nhận nhiễm đậu mùa khỉ (lên 52%) là những người sống chung với HIV. Dữ liệu toàn cầu được báo cáo cho WHO cho thấy những người sống chung đồng thời với đậu mùa khỉ và HIV không được điều trị dường như tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn những người không có HIV.
Phản ứng hiện tại đối với bệnh đậu mùa khỉ cho thấy sự lây lan nhanh chóng trong các mạng lưới tình dục và trong các nhóm dân cư chịu thiệt thòi. Nhưng nó cũng có thể được ngăn chặn bằng các phản ứng của cộng đồng lãnh đạo và thái độ cởi mở trong việc giải quyết sự kỳ thị, từ đó sức khỏe và hạnh phúc có thể được cải thiện và hàng ngàn sinh mạng có thể được cứu sống.
Hỗ trợ cho các quần thể chính nhiễm HIV
Trong ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay, WHO khuyến nghị một trọng tâm mới để thực hiện hướng dẫn năm 2022 nhằm tiếp cận HIV và các nhu cầu sức khỏe liên quan của các nhóm quần thể nhiễm bệnh chính và trẻ em.
Tiến sĩ Meg Doherty (Giám đốc WHO đứng đầu các chương trình HIV, viêm gan và bệnh lây truyền qua đường tình dục) cho rằng: "Người dân phải được cung cấp các dịch vụ HIV bất kể họ là ai hay sống ở đâu, nếu chúng ta muốn đạt được sức khỏe tốt cho tất cả mọi người", "Để chấm dứt AIDS, chúng ta cần chấm dứt tình trạng lây nhiễm mới ở trẻ em, chấm dứt tình trạng thiếu khả năng tiếp cận điều trị với họ, đồng thời chấm dứt các rào cản cấu trúc, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các nhóm dân cư chịu lây nhiễm ở mọi quốc gia càng sớm càng tốt."
Chỉ còn tám năm nữa trước mục tiêu chấm dứt AIDS như một mối đe dọa sức khỏe toàn cầu vào năm 2030, WHO kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu và sự lãnh đạo đi đầu từ tất cả các lĩnh vực để đảm bảo chúng ta trở về đúng tiến độ nhằm chấm dứt AIDS, cùng với đó chấm dứt các đại dịch mới, chẳng hạn như đợt bùng phát toàn cầu của đậu mùa khỉ gần đây.
Người đăng bài
Phan Thị Hằng
- Thông tin về bệnh Dại trên người
- 6 lời khuyên để ăn uống lành mạnh với ngân sách tiết kiệm trong bệnh tiểu đường
- Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt trên toàn thế giới
- Tình hình nhiễm Herpes sinh dục ở người lớn trên Thế Giới
- Cập nhật hướng dẫn về phòng ngừa virus lây qua đường hô hấp của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)