Tồn tại các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong máu mẹ liên quan với kích thước thai nhỏ
Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là các hóa chất từng được sử dụng trong nông nghiệp, kiểm soát dịch bệnh, sản xuất và các quy trình công nghiệp. Chúng bao gồm thuốc trừ sâu, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất thuốc diệt cỏ và tẩy trắng giấy. Các chất này chậm phân hủy, có thể tồn tại trong nước và không khí và có thể được truyền qua các loại thực phẩm, thức ăn. Ảnh hưởng sức khỏe của các chất này khác nhau, nhưng một số hợp chất có liên quan đến rối loạn sinh sản và nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.
Các nghiên cứu trước đây tìm hiểu tác động tiềm tàng của phơi nhiễm việc phơi nhiễm với các hóa chất này trong thai kỳ đã đưa ra những kết quả không đồng nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thấy rằng hầu hết các nghiên cứu này đã xem xét các yếu tố về cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây đã điều tra tác động của các hóa chất riêng lẻ, nhưng thực tế mọi người thường tiếp xúc với hỗn hợp các hợp chất này.
Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu đã phân tích các hồ sơ, lưu mẫu máu và một loạt các lần siêu âm được thực hiện từ tuần 16 đến 40 trong số 2.284 phụ nữ mang thai tham gia vào Nghiên cứu tăng trưởng thai nhi của Viện nghiên cứu Quốc gia từ năm 2009 đến 2013. Các mẫu máu đã được kiểm tra về sự hiện diện của 76 loại hóa chất khó phân hủy ngay sau khi đối tượng bắt đầu tham gia nghiên cứu. Mức tồn tại các hóa chất trong máu của mỗi phụ nữ được thống kê theo phần trăm, với mức cao nhất là 100% và thấp nhất là 1%. Các nhà nghiên cứu sau đó so sánh các phép đo tăng trưởng của chu vi vòng đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi của phụ nữ có 75% các hóa chất trong máu với những người phụ nữ có tồn đọng 25% các loại hóa chất này trong máu.
Kết quả cho thấy những phụ nữ mang thai tiếp xúc với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có thai nhỏ hơn so với những phụ nữ không tiếp xúc với các hóa chất này. Cụ thể là, thai nhi của phụ nữ tiếp xúc với các hóa chất khó phân hủy ở mức 75% có mức giảm tăng trưởng lan rộng nhất, với chu vi vòng đầu giảm trung bình 4,7 mm, chu vi bụng giảm 3,5 mm và chiều dài xương đùi giảm 0,6 mm.
Những phát hiện này cho thấy rằng các hóa chất tồn dư trong môi trường có thể có tác dụng sức khỏe lâu dài.
Nguồn tham khảo: https://www.nih.gov/news-events/news-releases/persistent-organic-pollutants-maternal-blood-linked-smaller-fetal-size-nih-study-suggests
Người viết: Phạm Thị Ngọc An
- 6 lời khuyên để ăn uống lành mạnh với ngân sách tiết kiệm trong bệnh tiểu đường
- Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt trên toàn thế giới
- Tình hình nhiễm Herpes sinh dục ở người lớn trên Thế Giới
- Cập nhật hướng dẫn về phòng ngừa virus lây qua đường hô hấp của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
- ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN, KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH, NHÂN VIÊN Y TẾ 2024-2025