0236.3827111

TRẺ SƠ SINH LỚN CÓ GẦN 3 LẦN NGUY CƠ BÉO PHÌ


Một nghiên cứu mới, điều tra về sự liên quan của bệnh tiểu đường ở người mẹ, độ lớn của trẻ trong thời kỳ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ với thừa cân hoặc béo phì ở trẻ mầm non, đã phát hiện ra rằng: Tỷ lệ thừa cân ở trẻ có thể là do độ lớn của trẻ hơn là lý do người mẹ có đái tháo đường trong thai kỳ.

Nghiên cứu bao gồm 81.226 trẻ em sinh từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 8 năm 2013. Trẻ em được nhóm lại thành các nhóm dựa trên tình trạng bệnh tiểu đường của người mẹ (không, trước hoặc trong khi mang thai) và cân nặng khi sinh.

Tỷ lệ thừa cân / béo phì ở tuổi mầm non dao động từ 20,5% trong nhóm chứng (không có bệnh tiểu đường / thích hợp với tuổi thai) đến 42,9% ở những người mẹ có bệnh tiểu đường thai kỳ / lớn so với tuổi thai.

Nguy cơ có thể điều chỉnh cho  riêng yếu tố lớn so với tuổi thai là 39,4%, trong khi đó là 16% đối với bệnh tiểu đường thai kỳ và 15,1% đối với bệnh tiểu đường từ trước. Nguy cơ thừa cân / béo phì của trẻ em gần như gấp ba lần nếu chúng ở trong nhóm bệnh tiểu đường thai kỳ / lớn so với tuổi thai so với nhóm không có bệnh tiểu đường / thích hợp với tuổi thai.

Nuôi con bằng sữa mẹ có liên quan đến ít khả năng bị thừa cân / béo phì ở hầu hết trẻ em, ngoài trừ trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Trình bày những phát hiện trong Diabetologia, các tác giả đề nghị phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên được tư vấn về các yếu tố nguy cơ đối với lớn so với tuổi thai.

Người viết: Phan Thị Sương

Tài liệu tham khảo:

1. P, Bowker SL, Savu A, Yeung RO, Donovan LE, Ryan EA. “Association between maternal diabetes, being large for gestational age and breast-feeding on being overweight or obese in childhood”, 11/2018 <https://www.univadis.com.vn/medical-news/596/Larger-infants-have-near-trebled-obesity-risk>