Vai trò quan trọng của vacxin đối với con người
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA VACXIN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Vacxin giúp phòng ngừa mắc phải các bệnh có tính chất nguy hiểm hoặc có thể gây tử vong. Vacxin làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do giúp hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể phát triển miễn dịch một cách an toàn với bệnh tật
Hệ thống miễn dịch
Khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể phát triển và gây bệnh thì được gọi là nhiễm trùng. Điều này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch bao gồm các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô và cơ quan, bạch cầu hoặc tế bào miễn dịch. Các bạch cầu bao gồm đại thực bào, tế bào lympho B và tế bào lympho T:
• Đại thực bào là các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu hóa vi trùng, tế bào chết hoặc sắp chết. Các đại thực bào để lại bộ phận của vi trùng xâm nhập gọi là kháng nguyên. Cơ thể xác định kháng nguyên là nguy hiểm và kích thích các kháng thể tấn công chúng.
• Tế bào lympho B : sản xuất kháng thể tấn công các kháng nguyên do đại thực bào để lại.
• Tế bào lympho T: tấn công các tế bào trong cơ thể đã bị nhiễm bệnh.
Khi vi trùng xâm nhập lần đầu, có thể mất vài ngày để tạo hệ thống miễn dịch. Sau khi nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch ghi nhớ cách bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh đó. Cơ thể giữ một số tế bào lympho T, được gọi là tế bào bộ nhớ, hoạt động nhanh chóng nếu cơ thể gặp lại cùng một vi trùng. Khi các kháng nguyên quen thuộc được phát hiện, tế bào lympho B sản xuất kháng thể để tấn công chúng.
Vacxin hoạt động như thế nào:
Vắc xin giúp phát triển khả năng miễn dịch bằng cách bắt chước quá trình nhiễm trùng, không gây bệnh mà chỉ làm cho hệ thống miễn dịch sản xuất tế bào lympho T và tế bào miễn dịch để chống lại vi trùng. Sau khi chủng ngừa, có thể xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như sốt.
Một số loại Vacxin
Vắc xin sống, giảm độc lực (Live, attenuated vaccines): chống lại vi rút và vi khuẩn. Những loại vắc xin này chứa vi rút sống hoặc vi khuẩn đã bị làm cho suy yếu để không gây ra bệnh nghiêm trọng ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ví dụ : vacxin sởi, quai bị , rubella (MMR), thủy đậu. Đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì không thể dùng vacxin này như trẻ em, những người đang hóa trị .
Vacxin bất hoạt (Inactivated vaccines): không chứa tác nhân gây bệnh còn sống. Được sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân, sau đó bất hoạt chúng bằng nhiệt và/hoặc hóa chất, hoặc chỉ tách lấy một phần cần thiết từ tác nhân (ví dụ như vỏ polysaccharide của phế cầu). Ví dụ: vacxin ho gà, thương hàn, tả, dịch hạch, bại liệt, bệnh dại, cúm, viêm gan A.
Vắc xin giải độc tố (Toxoid vaccines): được tạo ra dựa trên độc tố mà vi khuẩn sản sinh ra. Trong quá trình chế tạo các loại vắc xin này, độc tố bị suy yếu nên không thể gây bệnh. Vắc xin DTaP có chứa độc tố bạch hầu và uốn ván.
Vắc xin dưới đơn vị (Subunit vaccines): không chứa tác nhân gây bệnh còn sống, chỉ chứa phần kháng nguyên cần thiết từ tác nhân gây bệnh để tạo đáp ứng miễn dịch. Quá trình tạo ra vắc xin dưới đơn vị cũng phức tạp hơn bình thường bởi cần xác định chính xác phần kháng nguyên cần thiết từ rất nhiều các dưới đơn vị của tác nhân gây bệnh, và phần kháng nguyên này phải gây được đáp ứng miễn dịch hiệu quả. Ví dụ: vắc-xin ho gà, phế cầu, màng não cầu, Hib, viêm gan B, HPV, zona.
Vắc xin kết hợp (Conjugate vaccines): chống lại một loại vi khuẩn khác nhau. Những vi khuẩn có các kháng nguyên với một lớp phủ bên ngoài là polysaccharid. Loại lớp phủ này ngụy trang kháng nguyên, khiến hệ miễn dịch chưa trưởng thành của trẻ khó nhận biết và phản ứng với kháng nguyên. Vắc xin liên hợp có hiệu quả đối với những loại vi khuẩn này, chúng kết nối các polysaccharid với các kháng nguyên mà hệ thống miễn dịch đáp ứng rất tốt giúp hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành phản ứng với lớp phủ và phát triển phản ứng miễn dịch. Ví dụ: vắc xin Haemophilus influenzae týp B (Hib)
TLTK: Centers for Disease Control and Prevention .(2018). Understanding How Vaccines Work.
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh