Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Tư vấn - Kỹ năng

kỹ năng làm việc nhóm15/10/2017

Nguyên nhân và thực trạng ở Việt Nam

  • Nhiều bạn sinh viên khi bị giáo viên bắt phải làm báo cáo chung với các bạn khác thường có suy nghĩ : Công việc chung của nhóm, ai nhận người đó tự chịu trách nhiệm hết. Tình trạng này xảy ra khá nhiều ở các bạn sinh viên, vì ai cũng nghĩ đây là công việc của tập thể, mình không làm sẽ có người khác làm. Và kết quả là “cha chung không ai khóc”.
  • Nhiều bạn suy nghĩ học nhóm là hình thức “vừa học, vừa chơi” nên đang họp nhóm nhưng cũng ráng quay qua tám chuyện một chút. Làm ảnh hưởng đến công việc của cả nhóm.
  • Người Việt Nam nói chung vẫn còn nể nang trong các mối quan hệ, khi làm việc nhóm rất “sợ phát biểu ý kiến, sợ đưa ra quan điểm cá nhân”. Sợ khi tranh cãi sẽ ảnh hưởng đến mỗi quan hệ, nhất là với thầy cô hoặc sếp, sợ tranh cãi hoặc “có ý kiến” sẽ bị “trù dập”.
  • Ba phải. Sinh viên Việt Nam còn tồn tại tư tưởng “lười suy nghĩ”. Khi được yêu cầu đưa ra ý kiến thường “đùn đẩy”. Không có chính kiến cá nhân, và  “đồng ý bừa” với ý kiến của người khác. Nhưng khi kết quả thất bại lại tìm cách đổ lỗi cho người khác.
  • Không tôn trọng các thành viên trong nhóm. Sinh viên Việt Nam vẫn có tật “giờ dây thun”. Họp nhóm mà bắt cả nhóm chờ cả tiếng đồng hồ.

Sau đây là một số nguyên tắc giúp bạn có kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn:

  • Công việc của nhóm là công việc chung không phải của riêng cá nhân nào cả. Bởi vậy nếu bạn đã chấp nhận tham gia nhóm, hãy cố gắng hết sức cho công việc của cả nhóm.
  • Tôn trọng các thành viên khác là tôn trọng chính bản thân bạn, hãy tới đúng giờ, nộp bài nhóm đúng giờ.
  • Trong khi họp nhóm luôn đặt mục tiêu của nhóm lên trên hết, đừng làm sao nhãng công việc bằng những chủ đề không liên quan, gây thiếu tập trung.
  • Đừng ngắt lời người khác, hãy lắng nghe và chú ý đến những gì người khác phát biểu.
  • Đừng chỉ trích, đừng phản đổi ngay ý kiến của người khác dù nó thiếu thực tế đến đâu, hãy đặt bản thân mình vào nhiều trường hợp và nhận xét ý kiến đó.
  • Tranh cãi tích cực, phát biểu, đưa ra ý kiến của riêng mình, cư xử với thái độ nhã nhặn, ôn hòa. Đừng quá bảo thủ bởi kết quả cuối cùng là sự “đồng tâm” của cả nhóm.

Việc gom một nhóm làm việc rất dễ dàng, nhưng để nhóm đó làm việc hiệu quả không đơn giản chút nào. Hãy “lắng nghe, tôn trọng và chia sẻ công việc” sẽ giúp cho công việc của cả nhóm hoàn thành một cách tốt nhất...

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

GV: TRẦN THỊ KIM QUÝ