Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Tài liệu học tập

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM15/09/2017

1. Vị trí, tầm quan trọng.

Trước kia, bệnh truyền nhiễm được xếp chung vào các bệnh nội khoa từ nửa đầu
thế kỷ 19, nó được tách ra thành một chuyên khoa độc lập.

Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Tuỳ từng vùng địa lý, khí hậu, tuỳ trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗi vùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau (vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì tỷ lệ mắc bệnh cao và có nhiều bệnh truyền nhiễm hơn).

Bệnh truyền nhiễm đều có khả năng lây từ ng ười bệnh sang người lành, nhiều bệnh phát triển thành dịch (thậm chí là đại dịch). Do vậy, số lượng bệnh nhân truyền nhiễm rất đông và số lượng tử vong cũng lớn .

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học nói chung v à y học nói riêng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi , có những bệnh vĩnh viễn bị xoá bỏ (nh ư bệnh đầu mùa...) Tuy vậy, một số bệnh truyền nhiễm c òn lan tràn và còn là mối đe doạ cho nhân loại như bệnh sốt rét, viêm gan virut, nhiễm HIV/AIDS...

Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm (như sốt rét, Dengue xuất huyết, dịch tả, lỵ trực trùng...).

2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu

Từ cổ xưa, thời Hypocrate bệnh truyền nhiễm đã được người ta biết với

Từ cổ xưa, thời Hypocrate bệnh truyền nhiễm đã được người ta biết đến với tên gọi là “bệnh dịch” để nói lên tính chất nặng và phát triển rộng của bệnh trong thời đó cho rằng bệnh có li ên quan đến những “khí độc”. Học thuyết về sự lây bệnh từ người bệnh sang người lành được D.S.Samoilovitra đề xuất vào năm 1974. Từ nửa đầu thể kỷ 19 người ta mới chia bệnh truyền nhiễm th ành một chuyên ngành riêng biệt. Tiếp sau là sự phát minh ra kính hiển vi đ ã tìm ra những vi khuẩn (mầm bệnh) mà các bác học đi đầu là L.Pasteur, R. Koch...Từ khi kính

hiển vi điện tử ra đời, có thể phóng đại gấp h àng chục, hàng trăm nghìn lần đã giúp cho việc tìm ra virus.

3. Một số khái niệm

3.1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là sự xâm nhập của một vi sinh vật gây bệnh ( vi tr ùng, virus, ký
sinh trùng...) vào cơ thể con người.

Nhiễm trùng không phải lúc nào cũng bị mắc bệnh, tuy vậy những ng ười lành mang mầm bệnh vẫn có nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi.

3.2. Quá trình nhiễm trùng

Là quá trình tương tác giữa vi sinh vật gây bệnh và cơ thể con người trong những điều kiện nhất định của môi trường xung quanh ( điều kiện tự nhi ên, xã hội, sinh hoạt...)

3.3. Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là những bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi giới trung gian ( nước, thức ăn, côn trùng, tay bẩn, đồ dùng…).

3.4. Bệnh sơ nhiễm.

Là nhiễm khuẩn tiên phát, tức là khi cơ thể nhiễm khuẩn lần đầu.

Ví dụ: Sốt rét tiên phát.

3.5. Bệnh tái nhiễm

Là mắc lại bệnh đó, do nhiễm lại mầm bệnh (mà trước đã mắc) thêm lần nữa.
Ví dụ: Bệnh cúm....

3.6. Bệnh tái phát

Là khi bệnh đã ngừng phát triển một thời gian nh ưng bệnh cũ chưa bị tiêu diệt hẳn lại hoạt động trở lại.
Ví dụ: Sốt rét tái phát, thương hàn tái phát...

3.7. Bội nhiễm

Khi bệnh truyền nhiễm đang tiến triển, ch ưa khỏi lại có mầm bệnh khác nhờ điều kiện thuận lợi đó mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm thì gọi là bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát.

3.8. Nhiễm trùng hỗn hợp

Thông thường một bệnh truyền nhiễm chỉ d o một mầm bệnh gây ra nhưng cũng có khi lại đồng thời một lúc hai hay nhiều mầm bệnh c ùng phối hợp gây bệnh. Khi đó gọi là nhiễm trùng hỗn hợp hay đồng nhiễm.

4. Những đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

4.1. Tính đặc hiệu

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi bệnh truyền
nhiễm do một loại mầm bệnh gây n ên.

Mầm bệnh được xác định bằng xét nghiệm trực tiếp : cấy bệnh phẩm (máu, phân, đờm, nước tiểu ...) hay tiêm truyền các bệnh phẩm có cho súc vật thí nghiệm hoặc gián tiếp bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể như các phương pháp chẩn đoán huyết thanh hoặc t ìm dị ứng bằng chứng nghiệm trên da.

Vì vậy mà lâm sàng bệnh truyền nhiễm bao giờ cũng phải gắn liền với vi khuẩn
học và ký kinh trùng học.

4.2. Tính lây truyền

- Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ ng ười bệnh hoặc người mang mầm bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau, gọi là quá trình sinh dịch .

- Quá trình sinh dịch gồm 3 yếu tố:
+ Nguồn lây: Người, động vật bị bệnh hoặc mang mầm bệnh.
+ Đường lây: Các điều kiện ngoại cảnh đảm bảo cho mầm bệnh tồn
tại và lan truyền từ nguồn lây đến người tiếp xúc.
+ Cơ thể cảm thụ: Là cơ thể tiếp nhận mầm bệnh và phát bệnh. Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, các cơ thể sẽ có đáp ứng khác nhau và kết quả là có nhiều hình thái lâm sàng và biểu hiện bệnh khác nhau, phụ thuộc v à nhiều yếu tố:
+ Khả năng miễn dịch.
+ Tuổi, giới.
+ Nghề nghiệp.
+ Địa phương, tập quán sinh hoạt.
+ Điều kiện kinh tế, xã hội...

- Nếu ở trong một tập thể hoặc một địa phương có số lớn người không có miễn dịch đối với mầm bệnh đó th ì dịch sẽ xảy ra. Đó là đặc tính nguy hiểm nhất và quan trọng nhất về mặt xã hội của các bệnh truyền nhiễm.

4.3. Tính chu kỳ

Nói chung các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua bốn giai đoạn ( hay thời kỳ ) là: thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ to àn phát, sau cùng là thời kỳ lui bệnh.

4.3.1. Thời kỳ nung bệnh

- Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời kỳ này, người bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và dài ngắn tuỳ theo từng bệnh, có khi rất ngắn ( v ài giờ ) như bệnh cúm, hoặc rất dài (6 tháng) như bệnh dại...

- Thời kỳ này không có gía trị về lâm sàng nhưng về dịch tễ học rất quan
trọng vì:
+ Có những bệnh đã lây ngay từ thời nung bệnh, ví dụ như bệnh
quai bị, do đó rất khó tránh.
+ Biết được thời kỳ nung bệnh tối đa của một bệnh, ta có thể cách ly
và theo dõi những người bị lây trong thời gian đó.

4.3.2. Thời kỳ khởi phát.

- Là thời kỳ xuất hiện những triệu chứng đầu ti ên của bệnh nhưng chưa
phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất.
- Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: từ từ v à đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt v à một trong những triệu chứng khởi phát xuất hiện đầu tiên nhất cũng là sốt.

4.3.3. Thời kỳ toàn phát

- Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất v à thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nhân nặng nhất. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.

- Các biến chứng cũng thường xảy ra trong thời kỳ này, vì vậy công tác chăm sóc và theo dõi người bệnh phải hết sức chặt chẽ để kịp thời cấp cứu, xử lý, điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng của ng ười bệnh.

4.3.4. Thời kỳ lui bệnh

- Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cở thể Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần.

- Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ to àn phát cũng dần dần mất đi. Nếu không được can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo d ài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.

- Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường, có thể có những rối loạn không đáng kể.
- Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ng ơi hoặc có thể tiếp tục lao động tuỳ
theo khả năng bình phục.

Đôi khi chu kỳ có bị thay đổi do sự phát triển c ủa bệnh tối cấp, biến chứng đột
ngột hoặc do dùng thuốc.

4.4. Tính sinh miễn dịch đặc hiệu.
- Mầm bệnh vào cơ thể, cơ thể có phản ứng miễn dịch như: thực bào và sinh kháng thể đặc hiệu.
- Thời gian và mức độ miễn dịch khác nhau ở từng c ơ thể tuỳ theo bệnh .

Ví dụ: Bệnh sởi, quai bị, bệnh đậu m ùa... tạo miễn dịch mạnh và vững. Bệnh cúm, bệnh lỵ, bệnh sốt rét ... tạo miễn dịch yếu v à tạm thời.

5. Phân loại bệnh truyền nhiễm.

Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục đíc h khác nhau. Trong lâm sàng ngư ời ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũng tiện cho chăm sóc điều trị.

5.1. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá
- Ví dụ: bệnh lỵ, bệnh thương hàn... mầm bệnh thường được bài xuất qua phân, chất nôn gây ô nhiễm thức ăn, nguồn n ước từ đó xâm nhập vào miệng dạ dày , ruột.
- Yếu tố trung gian truyền bệnh l à ruồi, bát đũa, tay bẩn....
- Thường phát sinh và thành dịch vào mùa hè.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Vệ sinh ăn uống.
+ Quản lý phân nước rác và diệt ruồi.
+ Tiêm chủng đặc hiệu.

5.2. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp
- Ví dụ: bệnh cúm, bệnh bạch hầu...
- Bệnh thường phát triển vào mùa lạnh.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Cách ly bệnh nhân.
+ Nhỏ mũi, đeo khẩu trang.
+ Tiêm vacxin phòng bệnh.

5.3. Bệnh lây truyền theo đường máu: Có nhiều phương thức lây truyền:

5.3.1. Do côn trùng trung gian truy ền bệnh như : muỗi, bọ chét, mò...
- Côn trùng chân đốt thường hoạt động theo mùa trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh . V ì vậy, bệnh truyền nhiễm dạng n ày cũng phát triển

theo mùa và chỉ tồn tại trong những ổ thi ên nhiên nhất định: sốt rét, viêm não Nhật Bản B.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Điều trị sớm cho người bệnh.
+ Diệt côn trùng trung gian truyền bệnh.
+ Vệ sinh môi trường, chống muỗi đốt.

5.3.2. Do truyền máu và các sản phẩm của máu, dùng chung bơm kim tiêm.

- Đây là nhóm bệnh nguy hiểm liên quan nhiều đến công việc của người
thầy thuốc trong các cơ sở ytế như: Viêm gan virus B, nhiễm HIV/AIDS...
- Biện pháp phòng chống cơ bản:
+ Thực hiện an toàn trong truyền máu và các sản phẩm của máu.
+ Vô trùng các dụng cụ y tế...

5.4. Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc

- Ví dụ: bệnh uốn ván , bệnh dại, bệnh do Leptospi ra... lây qua da và niêm mạc bị tổn thương.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản :
+ Cách ly bệnh nhân, điều trị sớm.
+ Cắt đứt đường lây.
+ Tiêm chủng phòng bệnh.

Tóm lại: trên đây là 4 đường lây chính nhưng có bệnh không chỉ lây theo một đường mà có thể lây bằng nhiều đường khác nhau: như vêm gan virus B, nhiễm HIV/AIDS...

6. Căn cứ chẩn đoán và phương hướng điều trị:

6.1. Căn cứ chẩn đoán: Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm th ường dựa vào những căn cứ sau:

6.1.1. Dịch tễ:

- Khai thác những người cùng sông đã có ai mắc bệnh tương tự chưa, nhất
là việc tiếp xúc với những bệnh nhân có căn bệnh đ ã được chẩn đoán .
- Động vật nơi sống có gì đặc biệt (vì có bệnh lây tử xúc vật sang người như
bệnh than, bệnh dịch hạch, cúm gia cầm...).
- Khu vực người bệnh sống hoặc đến công tác có dịch l ưu hành gì (sốt rét,
dịch hạch ...), mùa phát bệnh.

Yếu tố dịch tễ chỉ là yếu tố tham khảo, gợi ý hướng chẩn đoán.

6.1.2. Lâm sàng :
- Dựa vào những triệu chứng lâm sàng nổi bật và đặc trưng cho từng bệnh.
- Đây là căn cứ có ý nghĩa khoa học và trong thực tế lâm sàng đôi khi là
quyết định.

6.1.3. Xét nghiệm:

- Xét nghiệm không đặc hiệu: Công thức máu, tốc độ lắng máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm chức phận có liên quan.
- Xét nghiệm đặc hiệu: Là yếu tố quyết định chẩn đoán, có thể xác định được mầm bệnh ( cấy máu, cấy đờm, cấy phân...) hoặc các dấu ấn của mầm bệnh ( kháng nguyên, kháng thể ...)

6.2. Phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm.

6.2.1. Điều trị đặc hiệu

- Diệt mầm bệnh (vi sinh vật, ký sin h trùng...)
- Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh, hoá dược hoặc thảo dược.
- Điều trị đặc hiệu quyết định l àm khỏi bệnh triệt để.

6.2.2. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh

- Tác động trên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉn h những rối loạn bệnh lý.
- Hiện nay, điều trị theo cơ chế bệnh sinh là biện pháp duy nhất giúp người bệnh qua khỏi các bệnh do virus, v ì hiện tại chưa có thuốc có tác dụng thực sự diệt virus.

6.2.3- Điều trị triệu chrứng

Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp cho người bệnh dễ chịu hơn và được coi là biện pháp điều trị hỗ trợ rất cần thiết.

7. Chăm sóc bệnh truyền nhiễm

7.1. Đặc điểm của khoa truyền nhiễm:
- Khoa truyền nhiễm là nơi phát hiện cách ly và điều trị bệnh nhân truyền
nhiễm cho đến lúc khỏi hoàn toàn.
- Khoa truyền nhiễm là một vi trùng, siêu vi trùng rất nguy hiểm .
- Khi có dịch những trường hợp nghi ngờ vẫn phải cho nhập viện , theo dõi, xác định chẩn đoán và sau đó có thể cho xuất viện ngay vì bệnh truyền nhiễm phần lớn là cấp tính cần cấp cứu và khó tiên lượng trước.
- Tổ chức biên chế và khối lượng công tác phức tạp hơn các khoa khác, không được tập trung sinh hoạt và không cho người nhà nuôi bệnh nhân trong khu điều trị.

7.2. Yêu cầu về lề lối làm việc

7.2.1 Về mặt điều trị
- Có cơ sở tiếp nhận, cách ly và hồi sức cấp cứu .

- Có điều kiện chẩn đoán, xét nghiệm vi sinh phối hợp với đội vệ sinh
phòng dịch.

7.2.2. Chế độ công tác tại khoa truyền nhiễm
- Phòng bệnh, phòng dịch
+ Cách ly bệnh nhân .
+ Ngăn ngừa sự lây chéo trong khoa và bệnh viện.
+ Kiểm tra bệnh nhân sạch trùng mới cho ra viện.
+ Mặc đồng phục áo choàng, mũ, khẩu trang khi tiếp xúcvới bệnh
nhân.
+ Không được mặc áo choàng ra khỏi bệnh viện.
+ Bệnh nhân ở tại khoa đến khi xuất viện.
+ Công nhân viên, bệnh nhân khám sức khoẻ định kỳ v à tiêm chủng.
- Chế độ báo dịch
+ Kịp thời báo ngay khi có trường hợp nghi ngờ và có kết quả xét
nghiệm.
+ Thủ tục báo từ khoa truyền nhiễm - Y vụ - trạm vệ sinh phòng dịch.
+ Có sổ báo cáo dịch ghi họ tên, nghề nghiệp và địa chỉ chính xác.

7.2.3. Công tác chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm.

7.2.3.1. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh truyền nhiễm

Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm phải tuân theo nguy ên tắc sau:
- Phục vụ nhanh, đầy đủ các nhu cầu của ng ười bệnh, giúp việc điều trị đạt
kết quả tốt.
- Chăm sóc phải đảm bảo mục đích phòng bệnh, cách ly người bệ

7.2.3.2. Các biện pháp chăm sóc cụ thể

- Cách ly người bệnh truyền nhiễm: Tuỳ bệnh v à mức độ nặng nhẹ của người bệnh để áp dụng các biện pháp cách ly tại nh à hoặc tại bệnh viện.
+ Cách ly tại nhà: áp dụng với một số bệnh thông th ường như bệnh sởi, thuỷ đậu không có biến chứng. Những bệnh n ày hạn chế tiếp xúc những người lành nhất là trẻ em, có thể cử người chăm sóc đã được tiêm chủng hay đã mắc bệnh rồi.
+ Cách ly tại buồng bệnh: áp dụng với hầu hết các bệnh truyền nhiễm

- Hạ sốt
+ Người bệnh nhiễm khuẩn thường gặp thường có sốt, nếu sốt nhẹ
không cần can thiệp, tránh dùng tuỳ tiện các loại thuốc hạ nhiệt.
+ Cần theo dõi sát nhất là trẻ em khi sốt cao thường dễ co giật, mê
sảng.
+ Khi hạ nhiệt cho bệnh nhân cần ưu tiên dùng phương pháp vật lý:
nới rộng quần áo, quạt nhẹ, ch ườm lạnh... Khi thân nhiệt hạ đột ngột bệnh nhân
có thể lạnh phải ủ ấm cho bệnh nhân.

+ Sau cơn sốt bệnh nhân thường toát mồ hôi, khát nước. Vì vậy phải cho bệnh nhân uống đủ nước, lau người khô ráo và giữ yên tĩnh cho bệnh nhân ngủ.

- Chăm sóc da và niêm mạc: đặc biệt lưu ý những bệnh có tổ thương ngoài da như sởi, thuỷ đậu...

- Vệ sinh răng miệng, mũi họng, mắt.

- Nuôi dưỡng người bệnh
+ Cho ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, hợp khẩu vị trong giai đoạn

cấp.

+ Giai đoạn hồi phục, cho ăn về chế độ b ình thường dần dần.
+ Người bệnh không nuốt được hoặc nôn nhiều phải cho ăn qua

sonde và truyền dịch.

- Phải tiến hành tẩy uế thường xuyên và tẩy uế cuối cùng:
+ Tẩy uế thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm bệnh hàng ngày ở buồng
bệnh, tẩy uế thường xuyên bao gồm :
• Lau sàn nhà, tường nhà, bàn nghế, giường bệnh hàng ngày bằn khăn tẩm dung dịch sát khuẩn nh ư: Cloramin 1 - 3%.
• Đồ vải ngâm vào dung dịch Cloramin là 0,5% hoặc giặt xà phòng phơi nắng và là. Đồ vải cần vô khuẩn cho hấp sấy.
• Đồ cao su, vải sơn, nylon: rửa nước xà phòng rồi ngâm
sublime 1%.
• Bô, chậu: rửa xà phòng rồi ngâm trong dung dịch Cresol từ 5% đến 10% hoặc nước xà phòng rồi gác lên giá cho khô. Thời gian ngâm từ 1 đến 2 giờ.
• Bệnh phẩm 1 phần + 2 phần thuốc sát khuẩn ngâm từ 1 đến
6 giờ hoặc có thể dùng Cloramin 1% -2% hoặc Clorua vôi 0,5%.
• Chú ý: diệt ruồi, rệp, chấy rận, chuột...
+ Tẩy uế cuối cùng: tiến hành khi không có người bệnh như: rửa tường sàn nhà, giường bệnh, chiếu đèn cực tím nếu có.

                                                             Người viết: Nguyễn Thị Lê

                                                             Nguồn: Bệnh học truyền nhiễm_chủ biên: GS.TSKH BÙI ĐẠI